Giáo án Sinh học 10 Bài 25, 26: Sinh trưởng, Sinh sản của vi sinh vật
Giáo án Sinh học 10 Bài 25, 26: Sinh trưởng, Sinh sản của vi sinh vật
Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g).
- Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục
- Học sinh phải nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi).
- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn( bắt đầu từ sự hình thành hạt mêzôxôm, DNA phân chia và hình thành vách ngăn)
- Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực (có thể sinh sản bắng nguyên phân hoặc bằng bào tử hữu tính hay vô tính.)
** Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến , ý nghĩa của quá trình giảm phân .
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ hình 25 SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức (1p)
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
- Hãy nêu sự phân giải protein(polisaccarit) và ứng dụng, tác hại
3. Giảng bài mới (40p)
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung và năng lực cần đạt được |
---|---|---|
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B. Hình thành kiến thức (30p) Hoạt động1:tìm hiếu sự sinh trưởng (10p) |
||
B1: GV: Em hiểu thế nào là sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? khác với sinh trưởng ở động vật bậc cao như thế nào. B2: GV: thời gian thế hệ là gì ? cho ví dụ. 3. * Trả lời câu lệnh trang 99 |
HS: do sinh sản bằng cách phân đôi nên vk dc dùng làm mô hình n/c sinh trưởng của vsv. Kích thước tế bào nhỏ nên khi n/c để thuận tiện người ta theo dõi sự thay đổi của cả quần thể. -Sau thời gian thế hệ số tế bào quần thể tăng gấp 2.
|
I. Khái niệm sinh trưởng: - Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể - Thời gian sinh sản rất ngắn. là thời gian thế hệ( g),Trong điều kiện thích hợp g=hằng số. 2. Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi TB đó phân chia hoặc Thời gian để số lượng cá thể tăng gấp 2 (được kí hiệu là g ) 3. Công thức:
** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề. |
Hoạt động 2:tìm hiểu sinh trưởng của quần thể vi khuẩn (10p) |
||
B1: GV cho hs quan sát tranh hình 25 - thế nào là nuôi cấy không liên tục ? *Quan sát đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục em có nhận xét gì?(Các pha,số lượng tế bào.) *Trả lời câu lệnh trang101 *Quan sát trên đường cong sinh trưởng ở pha nào số lượng tế bào lớn nhất? *Trả lời câu lệnh trang101 B2: Vì sao trong nuôi cấy ko liên tục cần có pha tiền phát còn trong nuôi cấy liên tục ko cần có pha này B3: **vì sao trong nuôi cấy liên tục ko xảy ra pha suy vong |
HS quan sát hình và rút ra nhận xét. HS: Để thu được số lượng tế bào vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha cân bằng HS: Dùng phương pháp nuôi cấy liên tục. HS: do mt ở nuôi cấy liên tục luôn đủ dinh dưỡng nên vsv ko phải làm quen với mt HS: do luôn dc cung cấp dinh dưỡng ko bị cạn kiệt Và để ko xảy ra pha suy vong → thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng |
II.Sự sinh trưởng của quần thể VK: 1) Nuôi cấy không liên tục: - Là môi trường không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm chuyển hoá vật chất. a. Pha tiềm phát:( pha lag) - Vi khuẩn thích nghi với môi trường - Hình thành các enzim cảm ứng để phân giải cơ chất. - Số lượng cá thể tế bào chưa tăng. b. Pha luỹ thừa: ( pha log) -Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh -Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân - Tốc độ sinh trưởng cực đại c. Pha cân bằng: - Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương số lượng tế bào chết đi) d. Pha suy vong: - Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do : + chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt +chất độc hại tích luỹ ngày càngnhiều 2) Nuôi cấy liên tục: - Bổ sung các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra dịch nuôi cấy tương đương. - điều kiện môi trường duy trì ổn định * ứng dụng: - sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như a.a , kháng sinh , ** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề. |
Hoạt động 3: tìm hiểu Sự sinh sản của sinh vật nhân sơ (5p) |
||
Tranh trang 111 SGV B1: GV: em hãy nêu quá trình sinh sản phân đôi?Cho ví dụ về hình thức sinh sản phân đôi của sinh vật? Tranh hình 26.1, 26.2 + Hình thức phân nhánh và nảy chồi bào tử không có vỏ và canxiđipicôlinat. + Nội bào tử có vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat. (tế bào dạng kết bào xác) *Trả lời câu lệnh trang103 |
HS quan sát hình kết hợp SGK để trả lời câu hỏi. HS: vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi, phân đôi. |
III. Sự sinh sản của sinh vật nhân sơ: 1) Phân đôi: - Màng sinh chất gấp nếp ( gọi là mêzôxôm) mêzôxôm để DNA đính vào nhân đôi và điểm để hình thành vách ngăn chia tế bào. 2) Nảy chồi và tạo thành bào tử: -Ngoại bào tử(bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) -VSV dinh dưỡng mêtan. -Bào tử đốt(bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng) - Xạ khuẩn. -Phân nhánh và nảy chồi- Vi khuẩn quang dưỡng màu tía. -Nội bào tử là khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong 1 nội bào tử. Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản(dạng nghỉ của tế bào) ** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề. |
Hoạt động 4: tìm hiểu Sự sinh sản của sinh vật nhân thực (5p) |
||
Tranh hình 26.3 B1: Gv hướng dẫn HS nghiên cứu sách giáo khoa và tranh em hiểu nhưthế nào là bào tử kín, bào tử trần? B2: GV Em hãy nêu quá trình sinh sản của trùng đế giày? Sinh sản hưũ tính hay vô tính? |
HS: -SSHT 2 con tiếp hợp trao đổi nhân cho nhau -SSVT 2 con tách nhau rồi tự phân đôi. |
IV. Sự sinh sản của sinh vật nhân thực: 1) Sinh sản bằng bào tử: - Sinh sản vô tính (bào tử kín) bào tử được hình thành trong túi (như nấm Muco) hay bào tử trần như nấm Penicillium. - Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân. 2) Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: - Sinh sản vô tính bằng nảy chồi(nấm men rượu) phân đôi như nấm men rum. - Sinh sản vô tính bằng phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử. ** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề.
|
C. Củng cố (3p) Câu 1: Sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm mấy pha cơ bản ? E. 2 pha. C. 3 pha. F. 4 pha. * D. 5 pha. Câu 2: Đặc điểm của pha cân bằng? A. Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, số lượng TB sinh ra bằng số lượng Tb chết đi. B. VK thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng . C. Số lượng sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều. D. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn và không đổi. Câu 3: Nuôi cấy vi khuẩn E.Coli ở nhiệt độ 400C trong 1 giờ thì số lượng tế bào (N) sau thời gian nuôi cấy là : A. N = 8.105.* C. N = 7.105. B. N = 7.105. D. N = 3.105. |
||
4. Mở rộng và vận dụng (4p) -Câu hỏi và bài tập cuối bài. -Câu 2: Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần phải có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng. -Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm cho vi khuẩn bị phân huỷ -> số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần. |
4. Hướng dẫn về nh (1p)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:
- Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
- Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
- Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
- Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Bài 31, 32: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Sinh học 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)