Giáo án Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Giáo án Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
- Phân biệt được cấu trúc, chức năng các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật
- Liệt kê được tên các loại lipit trong cơ thể sinh vật.
- Trình bày được chức năng của các loại lipit.
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4.
2 Kĩ năng:
- Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào
- Quan sát được tranh hình phát hiện kiến thức.
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích so sánh tổng hợp.
- Biết cách hoạt động nhóm.
- Sưu tầm tài liệu trình bày về các thành phần hóa học của tế bào.
- Nêu được sự đa dạng của các thành phần hóa học của tế bào.
3 Thái độ:
- Có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
- Cấu trúc của các thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào phù hợp với chức năng của chúng.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
Nhóm năng lực | Năng lực thành phần |
---|---|
Năng lực tự học | - Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thu thập thông tin về các thành phần hóa học của tế bào. - HS biết lập kế hoạch học tập. |
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề | Xác định được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào. |
Năng lực tư duy | Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào, từ đó rút ra vai trò của các nhóm chất hữu cơ phù hợp với cấu trúc. |
Năng lực giao tiếp hợp tác | Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: cấu trúc chức năng của cacbohidrat |
NL quản lí | Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân. |
Năng lực sử dụng CNTT | Hs biết sử dụng phần mềm pp, word. |
- Năng lực chuyên biệt:
+ Hình thành NL nhóm và nghiên cứu liên quan đến các thành phần hóa học cấu trúc nên tế bào.
+ Phát triển năng lực cá thể : có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to các hình trong sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào
- Mô hình AND.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
- PHT số 1
- PHT số 2
Loại cacbonhiđrat | Ví dụ | Cấu tạo |
---|---|---|
Đường đơn (mônôsaccarit) |
- Glucozơ (đường nho) có ở thực vật và động vật. - Fructozơ( đường quả) có ở thực vật. - Galactozơ( đường sữa) có nhiều trong sữa động vật. |
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử cacbon - Dạng mạch thẳng và mạch vòng |
Đường đôi (đisaccarit) |
- Saccarozơ (đường mía) có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường , cà rốt… - Lactozơ (đường sữa) có trong sữa động vậtlà loại đường sữa mà mẹ dành nuôi con. - Mantozơ (đường mạch nha). |
Gồm 2 phân tử đường đơn (cùng loại hay khác loại ) liên kết với nhau bằng LK glicozit. |
Đường đa (polisaccarit) |
- Glicozen (ở động vật) - Tinh bột (ở thực vật) - Xenlulozơ - Kitin |
- Gồm nhiều pt đường đơn liên kết với nhau. VD: Xenlulôzơ + Các đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit. + Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành visợi xenlilôzơ. + Các vi sợi liên kết tạo nên thành tế bào thực vật. |
PT2:
Các loại lipit | Cấu tạo | Chức năng với tế bào và cơ thể |
---|---|---|
Dầu, mỡ | gồm 1 pt glixerol liên kết với 3 axit béo( 16-18 nguyên tố cacbon) +axit béo không no có trong thực vật, 1 số loài cá. +axitbéo no trong mỡ động vật. | Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể |
Phôtpholipit | Gồm 1pt glixerol liên kết với 2 phân tử axit beó và 1 nhóm phốt phát. | Cấu tạo nên các loại màng tế bào( màng sinh chất) |
Stêroit. | Chứa các phân tử glixerol và axit beó có cấu trúc mạch vòng. | Cấu tạo màng sinh chất và 1 số hoocmôn: Testosteron(hoocmôn sinh dục nam), ơstrogen( hoocmôn sinh dục nữ) |
Sắc tố và vitamin | Chứa các phân tử glixerol và axit beó có cấu trúc mạch vòng. | Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể: Vitamin, sắc tố carôtenôit. |
2. Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.
III. Phương pháp
- Dạy học hợp tác
- Hỏi đáp kết hợp khai thác kênh hình và sử dụng phiếu học tập.
- Vấn đáp
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
Hãy trình bày đặc điểm chính của giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới Nấm.
3 Bài mới(40 phút)
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung và năng lực cần đạt được |
---|---|---|
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Cho HS quan sát những hình ảnh về người bị bứu cổ, béo phì, người sinh trưởng bình thường , cây bị một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng, học sinh so sánh và giải thích tại sao? -> vào bài a) Nêu đặc điểm của mỗi giới sinh vật? b) Vai trò của động vật và thực vật đối với tự nhiên và con người? B. Hình thành kiến thức (30p) Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học |
||
GV: giới thiệu tổng quát cho HS về các thành phần hóa học của tế bào. * GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I và bảng 3 SGK trang 24 trả lời câu hỏi: - Hãy kể tên các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống? - Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ 1 số nguyên tố nhất định? - Những nguyên tố nào là chủ yếu của TB. Vì sao? - Vì sao cacbon là nguyên tố hóa học quan trọng? - Em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố hóa học trong cơ thể sống ? ( bảng 3 SGK)? - Thế nào là nguyên tố đa lượng, vi lượng? vai trò? GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức * Liên hệ về vai trò quan trọng của nguyên tố hóa học đặc biệt là nguyên tố vi lượng |
* HS: Nghiên cứu thông tin sgk và quan sát bảng 1( SGK trang 24) phóng to. - Trao đổi nhanh trả lời câu hỏi.yêu cầu nêu được: - C, H, O, N, S, Fe, Ca…. - Các tế bào tuy khác nhau nhưng có chung nguồn gốc. - Các nguyên tố C, O, N, H là 4 nguyên tố chủ yếu vì chiếm tới 96% khối lượng cơ thể sống - Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử cùng 1 lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị đã tạo được nhiều bộ khung cacbon của các đại phân tử hữu cơ khác nhau. - Lớp nhận xét, bổ sung. |
I. Các nguyên tố hóa học: - Trong khoảng vài chục nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. - Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào thường được chia thành 2 nhóm cơ bản: + Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg... + Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn... ** NL GQVĐ NL tư duy NL hợp tác |
Họat động 2: Tìm hiểu nước và vai trò của nước trong tế bào |
||
GV: treo tranh vẽ hình 3.1, 3.2. Yêu cầu HS thảo luận các vấn đề sau: - Phân tử nước có cấu trúc ntn? - Tại sao phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau? - Cấu trúc của nước giúp cho nước có đặc tính gì? - Vậy nước có vai trò ntn đối với cơ thể và TB? - Trong TB phân tử nước tồn tại ở những dạng nào. - GV nhận xét và bổ sung kiến thức * Liên hệ: Hậu quả xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh. |
- HS:nghiên cứu thông tin sgk và hình 3.1, 3.2 trang 16, 17 trả lời câu hỏi. Yêu cầu + Chỉ rõ cấu trúc, liên kết. + Đặc tính đặc biệt của nước. |
1. Cấu trúc và đặc tính lý hóa của nước. a. Cấu trúc - Phân tử nước: công thức H2O - Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong liên kết bị kéo lệch về phía oxi b. Đăc tính Phân tử nước có tính phân cực: 2. Vai trò của nước đối với tế bào - Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng liên kết. - Nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. - Nước là MT cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong TB. - Nước chiếm tỷ lệ rất lớn trong TB, giúp TB tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. ** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề. |
HĐ3: Cấu trúc cacbohiđrat |
||
- GV: giới thiệu các loại đường - GV yêu cầu hs thảo luận trả lời + Cho biết độ ngọt của các loại đường và các loại hoa quả? + Trong đời sống hàng ngày các loại thực phẩm nào có chứa cacbonhiđrat? - Cácbonhiđrat gồm những nguyên tố hóa học nào? Được cấu tạo theo nguyên tắc gì? - Nguyên tắc đa phân là gì? - Đơn phân của cacbonhiđrat là gì, chủ yếu là các đơn phân nào? - Yêu cầu HS hoàn thành PHT số 1. GV : cho các nhóm trình bày 1 vài phiếu học tập để học sinh nhận xét. GV đánh giá, bổ sung kiến thức. * Liên hệ:Tại sao khi nhai cơm có vị ngọt? GV yêu cầu HS tìm hiểu chức năng của cacbohidrat. GV nhận xét. |
- HS nghiên cứu thông tin SGK trang 19. Quan sát hình 4.1 - Thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung. - Lớp theo dõi phiếu học tập của nhóm và nhận xét. - Bổ sung |
II. Cacbohiđrat( đuờng) 1. Cấu trúc hóa học: - Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố là : C,H,O. - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, một trong các đơn phân chủ yếu là các đường đơn 6 cacbon như glucozơ, fructozơ, galactozơ - Công thức chung của đường là: ( CH2O)n Vd (CH2O)6 -> C6H12O6 2.Các dạng cácbohiđrat. Như đáp án phiếu học tập 3. Chức năng của cacbonhiđrat - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. ** NL làm việc nhóm. NL GQVD. |
HĐ4: Lipit |
||
GV: Trong thức ăn có một thành phần giàu năng lượng đó là mỡ, mỡ là một dạng lipit. GV: nêu yêu cầu. Hs thảo luận trả lời - Đặc tính của lipit là gì? - Lipit có nhiều ở đâu? GV đánh giá. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II, hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2 phần cấu tạo - GV đánh bổ sung. * Liên hệ: - Tại sao chúng ta không nên ăn nhiều thức ăn chứa colesteron? |
HS: nghiên cứu SGK trang 21 trả lời câu hỏi. - HS nghiên cứu sGK trang 231 và hình 4.2 + Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập + Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung. |
1. Đặc tính - Có đặc tính kị nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ (benzen, ete). - Không có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 2. Các dạng lipit Như đáp án phiếu học tập. ** NL làm việc nhóm. NL trình bày. NL khai thác thông tin. |
C. LUYỆN TẬP (3p) -Giải thích vì sao nguyên tố vi lượng chỉ cần một hàm lượng nhỏ nhưng khi thiếu nó thì cơ thể sinh vật sẽ chậm sinh trưởng chậm và có thể bị chết?->Nêu biện pháp giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng phát triển tốt? -Bằng cách nào nước có thể hòa tan được các chất trong tế bào?những loại chất nào thì nước không hòa tan?->Biện pháp để bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lí ? *Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Nước có thể hút các ion và các chất phân cực khác nhờ đặc tính: A.Phân cực cao. B.Nhiệt dung đặc trưng cao. C.Nhiệt bay hơi cao. D.Lực mao dẫn. 2. Vai trò chính của các nguyên tố chủ yếu trong tế bào là: A.Tham gia vào các hoạt động sống. B.Cấu tạo nên các chất hữu cơ của tế bào. C.Truyền đạt thông tin di truyền. D.Cả A, B, C. 3. Nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này thì: A. Chức năng sinh lí của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng , dẫn đến bệnh tật. B. Không ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của cơ thể. C. Không dẫn đến bệnh tật. D. Không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đáp án: 1 A, 2B, 3 A. |
||
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (4p) -Vì sao muốn bảo quản rau, củ, quả được lâu thì để trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để trong ngăn đá? -khi con người bị sốt cao lâu ngày hay tiêu chảy thì chúng ta cần phải làm gì ? -Trả lời câu hỏi SGK -Đọc mục : “ Em có biết” -Đọc trước bài mới. -Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit ,nguyên nhân ,.tác hại và giải pháp hạn chế viết báo cáo và nộp lại vào tuần sau -Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. -Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu trúc và vai trò của cacbohydrat và lipid. |
4. HDVN: ( 2p)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:
- Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
- Bài 5: Protêin
- Bài 6: Axit nuclêic
- Bài 7: Tế bào nhân sơ
- Bài 8: Tế bào nhân thực
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Sinh học 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)