Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được bản chất của hô hấp, viết phương trình tổng quát và ý nghĩa của hô hấp

- Trình bày và phân biệt hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí

- Trình bày được ti thể là cơ quan hô hấp của thực vật

- Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài ánh sáng

- Trình bày được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- Nêu được các ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hô hấp.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng phân tích so sánh

- Kĩ năng tư duy logic, tổng hợp

- Vận dụng kiến thức, liên kết hóa kiến thức

3. Thái độ

- Hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: O2, nước, nhiệt độ, CO2… Nồng độ trong môi trường cao ức chế hô hấp.

- Bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Mục II. Các con đường hô hấp ở thực vật, mục IV. Mối quan hệ giữa hô hấp vớiquang hợp và môi trường

5. Định hướng các năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tranh hình

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học.

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, các kiến thức liên quan, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm sự tăng nhiệt độ.

- Phiếu học tập và bảng phụ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

So sánh hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí

- Giống nhau: ...........................................................................

- Khác nhau:

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Phân biệt đường phân với Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Đáp án PHT số 01: Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí

- Giống nhau: Giai đoạn đường phân tạo ra axit piruvic (CH3COCOOH)

- Khác nhau:

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Đáp án PHT số 2:

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, vấp đap – tìm tòi...

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp

2. Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ

- Xem bài mới trước ở nhà

- Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm thí nghiệm

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Giáo viên: Trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Khác với động vật và con người ở thực vật chưa có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp xảy ra ở mọi cơ quan của cơ thể thực vật. Vậy hô hấp ở thực vật là gì? Thực vật có những con đường hô hấp nào? Để biết được những điều đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài hôm nay.

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hô hấp ở thực vật

B1: GV làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động?

+ Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái có phải do hạt nảy mầm hô hấp hút oxi không? vì sao?

+ Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài bình chứng thực điều gì?

B2: GV: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?

B3:  GV hoàn thiện kiến thức: Sự hấp thụ oxi và thải khí CO2 ở hạt nảy mầm là biểu hiện bên ngoài của hô hấp thực vật

- GV: Vậy hô hấp ở thực vật là gì?

- GV yêu cầu HS rút ra phương trình tổng quát.

- GV nêu câu hỏi: Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật

- HS quan sát và thảo luận trả lời:

+ Nước vôi bị vẩn đục vì khi bơm hút hoạt động đã lấy khí CO2 từ bình đựng hạt nảy mầm, chứng tỏ khí CO2 do hạt nảy mầm thải ra

+ Đúng, điều đó chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm và oxi đã bị hạt nảy mầm hút

+ Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn chứng tỏ hoạt động của hạt nảy mầm đã thải nhiệt

- HS: Chứng tỏ sự hô hấp ở thực vật hấp thụ khí oxi, thải khí CO2, thải nhiệt.

- HS: Trả lời.

- HS đại diện viết

- HS vận dụng kiến thức cũ, kết hợp SGK trả lời.

I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

1. Hô hấp ở thực vật là gì?

Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó:

+ Các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O

+ Năng lượng được giải phóng và một phần tích lũy trong ATP.

2. Phương trình hô hấp tổng quát

C6H12O6 + 6O2  →  6CO2 + 6H2O + Q (nhiệt + ATP)

3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế  bào và cơ thể

- Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt, thuận lợi cho các phản ứng của enzim

- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể

**NL được hình thành:

- NL quan sát hiện tượng ở thí nghiệm

- NL hợp tác làm việc nhóm

- NL rút ra kiến thức từ hiện tượng quan sát được.

- NL định nghĩa

- NL tư duy, trình bày nội dung

- NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực hợp tác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các con đường hô hấp ở thực vật.

- GV hỏi: Ở thực vật có những con đường hô hấp nào?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, sơ đồ hình 12.2 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoàn thành trong 5 phút.

Giáo án Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vậ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

- GV gọi một số HS hoàn thành phiếu học tập và các em khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhấn mạnh:

+ Chu trình Crep diễn ra trong chất nền ti thể, còn chuỗi chuyền điện tử thì ở trên màng ti thể.

+ Cả hai con đường hô hấp này đều có chung GĐ đường phân

+ Hô hấp hiếu khí phân giải triệt để, tạo nhiều năng lượng hơn phân giải kị khí.

- HS: Có hai con đường: Phân giải kị khí và hiếu khí

- HS: Thảo luận nhóm và trả lời

Nội dung: Như đáp án phiếu học tập.

** NL được hình thành:

- NL trình bày.

- NL phân tích.

- NL hợp tác làm việc nhóm.

- NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức.

- NL tư duy, sử dụng ngôn ngữ viết, nói.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hô hấp sáng ở thực vật

- GV: Dựa vào SGK cho biết hô hấp sáng là gì?

- GV hỏi: Hô hấp sáng diễn ra khi nào?

- GV: Hô hấp sáng có đặc điểm như thế nào?

- Gv bổ sung và hoàn thiện kiến thức

- HS đại diện trả lời

 - HS: Khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều.

- HS: Gây lãng phí sản phẩm quang hợp

III. HÔ HẤP SÁNG

- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng.

- Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

- Xảy ra ở ba bào quan: Lục lạp, peroxixom, ti thể.

- Đặc điểm: Xảy ra đông thời với quang hợp, không tạo ATP, gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.

** NL được hình thành:

- NL phân tích.

- NL hợp tác làm việc nhóm.

- NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức.

- NL tư duy, sử dụng ngôn ngữ viết, nói.

Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường

- GV yêu cấu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK: Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?

- GV bổ sung và chứng minh bằng sơ đồ.

- GV nêu vấn đề: Các yếu tố môi trường nào ảnh hưởng đến hô hấp?

- GV: Nước ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp?

- GV hỏi: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp?

- GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK: Dựa vào kiến thức về hô hấp đã học ở phần trên nêu vai trò của oxi đối với hô hấp của cây?

- GV hoàn thiện kiến thức.

- GV hỏi: Hàm lượng CO2 ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK: Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường nêu một số biện pháp bảo quản nông sản.

- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời.

- HS đại diện trả lời.

- HS nghiên cứu SGK và trả lời

- HS: Nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn nhất định.

- HS suy nghĩ trả lời: Oxi là nguyên liệu của hô hấp hiếu khí, thiếu oxi sẽ xảy ra phân giải kị khí.

- HS suy nghĩ tra lời:

+ Bảo quản khô: Giảm hàm lượng nước. (phơi, sấy khô) → tốc độ hô hấp giảm

+ Bảo quản lạnh: Giảm nhiệt độ, bảo quản nơi thoáng mát. ức chế phản ứng enzim → ức chế quá trình hô hấp

+ Bảo quản trong nồng độ CO2 cao: Tăng hàm lượng CO2. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế quá trình hô hấp.

2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường

a. Nước

Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

b. Nhiệt độ

- Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng.

- Nhiệt độ tăng quá nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp giảm.

c. Oxi

- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ oxi.

d.Hàm lượng CO2

- Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.

**NL được hình thành:

- NL trình bày.

- NL tư duy, trình bày nội dung.

- NL sử dụng ngôn ngữ.

- NL vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Hãy phân biệt quá trình đường phân, chu kỳ Crep, chuỗi truyền điền tử qua PHT số 02.

D. Mở rộng (4p)

Câu 1: Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường nêu một số biện pháp bảo quản nông sản.

+ Bảo quản khô: Giảm hàm lượng nước. (phơi, sấy khô) → tốc độ hô hấp giảm

+ Bảo quản lạnh: Giảm nhiệt độ, bảo quản nơi thoáng mát. ức chế phản ứng enzim → ức chế quá trình hô hấp

+ Bảo quản trong nồng độ CO2 cao: Tăng hàm lượng CO2. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế quá trình hô hấp.

Câu 2: Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên?

- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả. Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn

- Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh.

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Chuẩn bị bài thực hành

Mỗi nhóm chuẩn bị:  Lá rau muống, rau cải, lá rau cải già màu vàng, quả gấc, xoài, cà chua, củ carot, nghệ

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên