Giáo án Sinh học 11 Kiểm tra 1 tiết kỳ 1 lần 1
Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Kiểm tra 1 tiết kỳ 1 lần 1, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Giáo án Sinh học 11 Kiểm tra 1 tiết kỳ 1 lần 1
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức.
- Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các yêu cầu của đề kiểm tra.
- Nắm được những kiến thức trọng tâm của chương trình đa học.
- Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh qua các buổi học.
- Phát hiện những yếu kém để bổ sung về kiến thức cũng như kĩ năng.
2. Kĩ năng.
Phát triển được kĩ năng trình bày, vận dụng kiến thức của học sinh.
3. Thái độ.
Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, có cái nhìn đúng đắn với cách thi trắc nghiệm.
II.PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA. 70% trắc nghiệm, 30% tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ.
Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và điền vào các ô phần bài làm
Câu 1: Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể.
B. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
C. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).
Câu 2: Quá trình nào sau đây tạo nhiều năng lượng nhất?
A. Hô hấp hiếu khí
B. Hô hấp kị khí.
C. Đường phân.
D. Lên men.
Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp thông qua
A. ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối.
B. ảnh hưởng đến cấu tạo của bộ máy quang hợp.
C. ảnh hưởng đến độ đóng mở khí khổng để nhận CO2.
D. ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ.
Câu 4: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng trong.
B. Ở chất nền (strôma.)
C. Ở tilacôit.
D. Ở màng ngoài.
Câu 5: Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là
A. C3 → C4 → CAM.
B. C4 → CAM → C3.
C. CAM → C3 → C4.
D. C4 → C3 → CAM.
Câu 6: Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?
A. Ánh sáng xanh tím, đỏ.
B. Ánh sáng đỏ, lục.
C. Ánh sáng xanh tím.
D. Ánh sáng đỏ.
Câu 7: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là
A. có hệ gân lá.
B. có lục lạp.
C. có khí khổng.
D. diện tích bề mặt lớn
Câu 8: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp câu nào sau đây là không đúng?
A. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.
B. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 35 – 450C rồi sau đó giảm mạnh.
C. Từ điểm bão hòa CO2 trở đi, nồng độ CO2 tăng dần thì cường độ quang hợp giảm dần.
D. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.
Câu 9: Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Khử APG ở chu trình Canvin
B. Quang phân li nước.
C. Phân giải đường.
D. Cố định CO2 ở pha tối.
Câu 10: Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. chuổi chuyển êlectron.
B. đường phân.
C. chu trình crep.
D. tổng hợp Axetyl – CoA.
Câu 11: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm:
A. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2.
B. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định
C. Hô hấp hiếu khí phân giải cacbohiđrat triệt để thành CO2 và H2O, tạo ra được nhiều năng lượng hơn
D. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác
Câu 12: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a.
B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b và carôtenôit.
D. Diệp lục a và b.
Câu 13: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục b và carotenoit.
B. diệp lục a và diệp lục b.
C. diệp lục a và carôtenôit.
D. diệp lục và carôtenôit.
Câu 14: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.
B. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.
C. Điều hòa không khí.
D. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
Câu 15: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là
A. mạng lưới nội chất.
B. không bào.
C. ti thể
D. lục lạp.
Câu 16: Chu trình Canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
A. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
B. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
C. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
D. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.
Câu 17: Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?
A. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
B. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng).
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 18: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự hô hấp kị khí diễn ra ở cơ thể thực vật?
A. Cây sống bám hoặc kí sinh.
B. Cây sống nơi ẩm ướt
C. Cây bị khô hạn.
D. Cây bị ngập úng.
Câu 19: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
A. Vì ban đêm nhiệt độ hạ thấp, khí khổng mới mở ra để lấy CO2, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.
C. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.
D. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.
Câu 20: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?
A. NADPH.
B. O2.
C. ATP, NADPH.
D. ATP.
Câu 21: Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp thì khái niệm nào sau đây là đầy đủ nhất?
A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP, NADPH và C6H12O6.
B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.
Câu 22: Khi phân tích thành phần hóa học của các sản phẩm cây trồng thì các nguyên tố C, H, O được lấy chủ yếu từ đâu?
A. Từ các chất hữu cơ.
B. Từ ôxi phân tử (O2) lấy từ không khí, từ H2O và CO2 thông qua quá trình quang hợp.
C. Từ các chất khoáng.
D. Từ H2O và CO2 thông qua quá trình quang hợp.
Câu 23: Trong phương trình tổng quát của quang hợp (1) và (2) là những chất nào?
A. (1) C6H12O6, (2) CO2.
B. (1) O2, (2) CO2.
C. (1) CO2, (2) C6H12O6.
D. (1) O2, (2) C6H12O6.
Câu 24: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng cường độ hô hấp.
B. Tăng cường độ quang hợp.
C. Tăng diện tích lá.
D. Tăng hệ số kinh tế.
Câu 25: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây là đúng?
A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng.
C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng.
PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 1. Quang hợp ở thực vật là gì? Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp và ngược lại (2 điểm)
Câu 2. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên? (1 điểm)
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:
- Giáo án Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- Giáo án Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- Giáo án Bài 17: Hô hấp ở động vật
- Giáo án Bài 18: Tuần hoàn máu
- Giáo án Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)