(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Bài 18 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều




Lưu trữ: Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (sách cũ)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1, Kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

- Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu.

- Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

2, Kỹ năng:

Phát triển tư duy phân tích,so sánh cho học sinh.

3, Thái độ: Biết cách ăn uống khoa học hợp vệ sinh để tránh một số bệnh về tim mạch.

4, Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực đặc thù.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.

5, Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp

II. CHUẨN BỊ

Tranh vẽ hình 18.1;  18.2; 18.3A;18.3B (SGK)

Phiếu học tập

Tìm hiểu hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (mới, chuẩn nhất)

Đáp án phiếu học tập

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (mới, chuẩn nhất)

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Động vật có những hình thức hô hấp nào? Hô hấp của động vật sống dưới nước thực hiện như thế nào?

- Hô hấp bằng phổi được thực hiện như thế nào?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Nêu khái niệm hô hấp. Có những hình thức hô hấp nào? Hình thức nào tiến hóa nhất tại sao?

Giới thiệu bài mới: Thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng ở hệ tiêu hóa và các chất khí (ôxi) của hô hấp không nằm lại một chổ mà được vận chuyển trong cơ thể nhờ cơ quan nào đảm nhiệm? Chúng ta tìm hiểu bài mới Hệ tuần hoàn

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

Cho HS tự đọc I SGK và trả lời câu hỏi.

?1: HTH được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận nào?

?2: Chức năng của HTH?

GVđặt câu hỏi: Tại sao động vật có kích thướt nhỏ không có hệ tuần hoàn, động vật có kích thướt lớn có hệ tuần hòan?

HS nghiên cứu SGK để trả lời

I/ Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1/ Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn có 3 phần

- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hổn hợp máu ( dịch mô).

- Tim.

- Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM).

2/ Chức năng.

Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho các họat động sống của cơ thể.

** NL được hình thành:

- Năng lực quan sát tranh.

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức.

- NL hợp tác làm việc nhóm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn

Nghiên cứu SGK và hình 18.1, 18.2, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau trong vòng 5 phút.

Tìm hiểu hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 18 (mới, chuẩn nhất)

GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hướng dẫn hs theo câu hỏi.

- GV: Hệ tuần hoàn hở gặp ở loài động vật nào?

-  GV: Quan sát hình 18.1 cho biết hệ tuần hoàn hở gồm những loại mạch nào? Đường đi của máu trong hệ mạch?

- GV: Máu chảy với tốc độ như thế nào?

- GV: Tại sao lại gọi là hệ tuần hoàn hở?

- GV nhận xét và bổ sung: Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào

- GV: Quan sát hình 18.2 cho biết đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín?

- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức

- GV: Máu chảy với tốc độ như thế nào?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK:

+ Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

+ Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu?

- GV: Hệ tuần hoàn đơn gặp ở loài động vật nào?

- GV: 

+ Tim có mấy ngăn?

+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá, giải thích vì sao gọi là hệ tuần hoàn đơn?

- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức: Gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn

- GV: Hệ tuần hoàn kép có ở loài nào?

- GV: Tim của loài có hệ tuần hoàn kép có mấy ngăn? đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép?

- GV nhận xét, bổ sung: Gọi là vòng tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn ( 1 lớn, 1 bé )

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 từ tâm thất trái được bơm vào động mạch chủ vào động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải của tim

+ Vòng tuần hoàn bé: Máu giàu CO2 từ tâm thất phải được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở về tâm nhĩ trái của tim.

- GV: Hệ tuần hoàn kép có ưu điểm hơn so với hệ tuần hoàn kép như thế nào?

- GV bổ sung và hoàn thiện

-HS nghiên cứu và điền đáp án.

- HS: Ở thân mềm và chân khớp.

- HS: Hệ động mạch và hệ tĩnh mạch. Máu đi vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể, qua tĩnh mạch rồi về tim.

- HS: Tốc độ chậm

- HS: Vì có đoạn máu đi ra khỏi mạch, tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn vào dịch mô.

- HS: Máu được tim bơm đi lưu thông trong mạch kín, từ động mạch, qua mao mạch, tĩnh mạch rồi về tim, máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

+ Tim hoạt động như một cái máy bơm hút và đẩy máu đi. Tim là động lực chính để máu chảy tuần hoàn trong mạch máu.

- HS: Gặp ở cá

- HS suy nghĩ trả lời: Tim 2 ngăn. Tim bơm máu giàu CO2 vào động mạch mang, vào mao mạch mang trao đổi khí. Từ mao mạch mang, máu giàu O2 đi vào động mạch lưng, vào mao mạch trao đổi chất với tế bào. Máu giàu CO2 đi vào tĩnh mạch, về tâm nhĩ

- HS: Ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú

- HS suy nghĩ, đại diện trả lời.

- HS suy nghĩ và trả lời

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Giun đất và động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn. Dịch tuần hoàn được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho các tế bào đồng thời nhận các chất thải chuyển tới các cơ quan bài tiết.

- Hệ tuần hoàn bao gồm: Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín( hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép).

1. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Như đáp án phiếu học tập

a. Hệ tuần hoàn đơn

- Có ở cá

- Tim 2 ngăn

- Chỉ có một vòng tuần hoàn.

b. Hệ tuần hoàn kép

- Ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú, người

- Tim 3 ngăn (lưỡng cư), 4 ngăn chưa hoàn chỉnh (bò sát), 4 ngăn hoàn chỉnh (chim, thú, người)

- Gồm hai vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn bé và vòng tuần hoàn lớn

* Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên máu chảy với áp lực lớn hơn, máu đi được xa hơn.

**NL được hình thành

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

- NL hợp tác làm việc nhóm.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Câu 1: Nêu hướng tiến hóa của HTH ở ĐV?

Câu 2: Bộ phận nào sau đây không có ở hệ tuần hoàn hở mà có ở hệ tuần hoàn kín?

A/ Tim  

B/ Mao mạch   

C/ Tĩnh mạch  

D/ Động mạch

Câu 3: Máu được tim bơm vào ĐM  →         MM  →       TM là đặc điểm của?

A/ Hệ tuần hoàn hở     

B/ HTH kín       

C/ Hệ thống mạch máu  

D/ HTH

D. Mở rộng (4p)

Câu 1: Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động?

Vì tốc độ máu chậm, khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm.

Câu 2: Tại sao côn trùng có kích thước nhỏ nhưng vẫn hoạt động mạnh?

VD dế mèn, châu chấu…. Vì hoạt động trao đổi khí cho các tế bào ở côn trùng do hệ thống ống khí đảm nhận, chứ không phải là hệ tuần hoàn

Câu 3.  Quá trình trao đổi khí ở chim bồ câu diễn ra như thế nào? Tại sao gọi là hô hấp kép? Tại sao TĐK ở thú không hiệu quả bằng ở chim?

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

Cho HS về nhà trả lời các câu hói SGK

Đọc trước bài 19

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên