(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 10 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Bài 10 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 10 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
(Kết nối tri thức) Giáo án điện tử Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
(Chân trời sáng tạo) Giáo án điện tử Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
(Cánh diều) Giáo án Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
(Cánh diều) Giáo án điện tử Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều
Lưu trữ: Giáo án Sinh học 11 Bài 10 (sách cũ)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1, Kiến thức:
- Trình bày được các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
- Điểm bão hòa ánh sáng, điểm bù ánh sáng, điểm bù CO2
- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.
2, Kỹ năng: - KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- KN lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp.
3, Thái độ:: - Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp.
- Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây xanh).
- Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các mục I. Nhân tố ánh sáng.
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp
- Hình 10.1, 10.2, 10.3 sgk
- Phiếu học tập (PHT), bảng phụ ghi nội dung của các nhân tố ngoại cảnh: nồng độ co2, ánh sáng, nhiệt độ, nguyên tố khoáng, trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (che phần nội dung ảnh hưởng của các nhân tố)
Mẫu phiếu học tập:
Các nhân tố | Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp |
---|---|
Ánh sáng |
- Cường độ ánh sáng - Quang phổ của ánh sáng |
Nồng độ CO2 | |
Nước | |
Nhiệt độ | |
Nguyên tố khoáng | |
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo |
Đáp án phiếu học tập:
Các nhân tố |
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp |
---|---|
Ánh sáng |
- Cường độ ánh sáng: * Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng làm cho Iqh=Ihh * Điểm bão hoà ánh sáng:Cường độ ánh sáng làm cho Iqh đạt cực đại. * Tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì Iqh tăng tỉ lệ thuận cho đến khi đạt tới điểm bão hoà ánh sáng,sau đó cường độ quang hợp giảm. - Thành phần quang phổ: * Quang hợp chỉ xãy ra ở miền ánh sáng đỏ và xanh tím. * Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axitamin, prôtêin. * Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cácbohydrat. |
Nồng độ CO2 |
- Điểm bù CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh = Ihh - Điểm bão hoà CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh đạt cực đại. * Tăng nồng độ CO2, lúc đầu Iqh tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đạt trị số bão hoà CO2.Vượt qua trị số đó, Iqh giảm. |
Nước |
- Là nguyên liệu cung cấp H+ và e- cho pha sáng. - Ảnh hưởng đến độ ngậm nước của chất nguyên sinh và hoạt động của chất nguyên sinh. - Điều hoà nhiệt độ cho lá, ảnh hưởng tốc độ hấp thụ CO2 qua lá. - Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp, tốc độ sinh trưởng và kích thước lá. |
Nhiệt độ |
- Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu tuỳ loài, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. |
Nguyên tố khoáng |
- Tham gia cấu thành enzim quang hợp(N,P,K) và diệp lục (Mg,N), điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá(K), liên quan đến quang phân li nước(Mn, Cl)… |
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo |
- Là sử dụng ánh sáng nhân tạo của các loại đèn(đèn nêon,đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng. - Ưu điểm: Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch bệnh |
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
GV: Quá trình quang hợp ở cây xanh được chia làm mấy pha? Điều kiện cần và đủ để quang hợp diễn ra là gì?
HS: Trả lời, hs khác bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
---|---|---|
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Sử dụng hình 8.1sgk để chỉ cho học sinh thấy một số điều kiện cần để quá trình quang hợp thực hiện được là ánh sáng, nước, CO2… Đó là một số trong các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp. Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp là nội dung bài học hôm nay. |
||
B. Hình thành kiến thức (33p) |
||
Hoạt động 1: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP |
||
GV: - Phát phiếu học tập cho hs - Treo hình 10.1, 10.2, 10.3 sgk phóng to, giới thiệu tên mỗi hình - Chia lớp thành 4 nhóm. Phân công mỗi nhóm hoàn thành một phần của phiếu học tập: * Nhóm 1: Ẩnh hưởng của ánh sáng * Nhóm 2: Nồng độ C02 * Nhóm 3: Nhiệt độ * Nhóm 4: Nước, nguyên tố khoáng và trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo GV: Lần lượt gọi đại diện từng nhóm lên trình bày nội dung đã phân công. GV: Chuẩn hoá nội dung kiến thức từng phần bằng cách lật bảng phụ đã ghi sẵn. |
HS: - Nhận phiếu học tập(mẫu PHT ở trang sau) - Mỗi nhóm quan sát hình theo sự phân công của gv, nghiên cứu SGK, thảo luận và hoàn thành công việc được giao. HS: Đại diện từng nhóm lên trình bày, các em khác bổ sung. Sau khi mỗi nhóm trình bày xong GV nhận xét và lật bảng phụ tương ứng với nội dung đã phân công. |
1. Ánh sáng 2. Nồng độ CO2 3. Nước 4. Nhiệt độ 5. Nguyên tố khoáng 6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo **- NL quan sát tranh hình và rút ra kiến thức từ tranh hình - NL định nghĩa - NL tư duy, trình bày nội dung - NL sử dụng ngôn ngữ - Năng lực hợp tác - NL suy luận lôgic |
C. Luyện tập – Vận dụng (3p)
Câu 1: Điểm bão hoà CO2 là nồng độ CO2 làm cho:
a. IQH = IHH
b. IQH > IHH
c. IQH > IHH
d. IQH đạt cực đại
Câu 2: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng để:
a. IQH = IHH
b. IQH > IHH
c. IQH < IHH
d. IQH đạt cực đại
Câu 3: Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quang hợp ở thực vật nhiệt đới là:
a. 150C - 250C
b. 250C - 350C
c. 300C - 450C
d. 450C - 500C
Câu 4: Các nhân tố ngoại cảnh tác động đến quang hợp theo mối quan hệ như thế nào?
a. Từng nhân tố tác động riêng lẽ
b. Là phép công đơn giàn của các nhân tố
c. Tác động tổng hợp của các nhân tố
d. Chỉ là tác động tổng hợp của 3 nhân tố chính là CO2, ánh sáng, nhiệt độ.
D. Mở rộng (4p)
1/ Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?
Gợi ý trả lời: Chúng ta biết rằng sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng cường độ quang hợp tăng không nhiều nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng mạnh. Với nồng độ CO2 thích hợp khi cường độ ánh sáng đã vượt điểm bù, cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng, trên đó có tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Sự phụ thuộc của quang hợp vào cường độ ánh sáng còn tùy thuộc vào đặc trung sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây trên cạn, cây dưới nước,....)
2/ Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp ?
Gợi ý trả lời:Nước là nguyên liệu cho phản ứng quang li phân nước, xảy ra trong pha sáng. Có quang phân li nước mới có H+ và e tham gia vào chuỗi chuyền điện tử trong màng tilacoit để hình thành chất khử NADPH và làm xuất hiện gradien nồng độ H+ qua màng tilacoit là cơ sở để tổng hợp ATP trong quang hợp.
3/ Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ.
Gợi ý trả lời: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Thứ hai mở mỗi cây có giới hạn nhiệt độ riêng, nếu vượt qua hoặc thấp hơn giới hạn nhiệt độ sẽ làm cây ngừng quang hợp và chết.
Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau thì khác nhau. Thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở nhiệt độ -5 độ C, thực vật á nhiệt đới 0 đến 2 độ C, thực vật nhiệt đới, 4 đến 8 độ C,...
Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng khác nhau ở từng loài cây. Cây ưa lạnh thì 12 độ C, cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới thì 50 độ C,.....
4/ Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố kháng trong hệ sắc tố quang hợp?
Gợi ý trả lời: Muối khoáng ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp như:
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục, Mg, N tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục
Muối khoáng (K) tham gia điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá.
Mn, Cl có vai trò liên quan đến quá trình phân li nước.
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu bài mới
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:
- Giáo án Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- Giáo án Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- Giáo án Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Giáo án Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- Kiểm tra 1 tiết kỳ 1 lần 1
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)