Giáo án Nghệ sĩ trống lớp 4 - Kết nối tri thức
Giáo án Nghệ sĩ trống lớp 4 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Nghệ sĩ trống. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của người dân trên đảo, lời độc thoại của cô bé Mi-lô... với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của cô bé Mi-lô thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ,..., nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hoá,... trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để thực hiện ước mơ, mỗi người cần nỗ lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn.
- Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức, cách đánh giá của mình về ước mơ, đam mê của bạn bè. Biết thể hiện sự trân trọng đối với những cố gắng, nỗ lực thực hiện ước mơ của bạn bè: không kì thị giới tính.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, nỗ lực để đạt ước ước mơ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Nghệ sĩ trống.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Bốn anh tài.
- Sưu tầm tranh ảnh về các nhạc cụ (pi-a-nô, vi-ô-lông, sáo trúc, ghi-ta...)
- Từ điển tiếng Việt
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
* ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Thằn lằn xanh và tắc kè. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Trao đổi với bạn về một loại nhạc cụ mà em yêu thích. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. - GV khích lệ HS nêu được ý kiến riêng của mình. - GV nêu yêu cầu: Em hãy nói về nhạc cụ mình yêu thích và nêu lí do vì sao mình thích nhạc cụ đó. - GV tuyên dương, khen ngợi HS nêu được ý kiến riêng của mình. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ bài đọc và giới thiệu: Tranh minh hoạ bài đọc vẽ một cô bé đang chơi trống như một nghệ sĩ thực thụ trong một khung cảnh rất đẹp, cô bé này là ai? Quê hương của cô ở đâu? Cô có phải là nghệ sĩ trống không? Để biết thông tin về cô bé này, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Nghệ sĩ trống nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Nghệ sĩ trống. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài văn qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng hoặc những câu độc thoại thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của cô bé Mi-lô, nhân vật chính trong câu chuyện. VD: luôn mơ ước được chơi trống, chỉ con trai mới được chơi trống; Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?... - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: chơi trống, khẽ hỏi, trống tim-pan-ni, trống công-ga, trống bông-gô, Ku-chi-tô, A-na-ca-ô-na, nhún nhảy... + Cách ngắt giọng ở những câu dài: Ban ngày,/ cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh:/ tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió,/ tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi,/ âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào vũng nước,.... Khi chị gái Ku-chi-tô thành lập A-na-ca-ô-na,/ nhóm nhảy nữ đầu tiên của Cu-ba,/ cô bé Mi-lô 10 tuổi/ đã gia nhập ban nhạc với vai trò một tay trống;… + Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện hành động, suy nghĩ, cảm xúc... của nhân vật: Nhưng Mi-lô vẫn không từ bỏ đam mê. Ban ngày, cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh: tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào vũng nước,... Khi màn đêm buông xuống, Mi-lô ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả. - GV mời đại diện 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS luyện đọc: + HS làm việc theo cặp/ nhóm (4 HS 1 nhóm), mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 5 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt. + HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi: - HS trả lời:Mỗi loài vật đều có đặc điểm cơ thể riêng và sẽ phù hợp với từng môi trường khác nhau nên không thể thay đổi môi trường sống một cách tùy tiện. - HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS xung phong trình bày. - HS chia sẻ lí do yêu thích nhạc cụ. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe, đọc nhẩm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc trước lớp. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Nói và nghe: Kể chuyện: Bốn anh tài
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4