Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Nhân hóa - Cánh diều

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Nhân hóa - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu biện pháp tu từ nhân hóa.

- Nhận biết biện pháp nhân hóa trong các bài văn, bài thơ, câu chuyện, vở kịch,…

- Biết viết các câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cách sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc và nhận xét công dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ, đoạn văn; nắm được kiến thức cơ bản về biện pháp nhân hóa và các kiểu nhân hóa khác nhau; biết viết câu văn có sử dụng từ ngữ nhân hóa.

Năng lực văn học:

- Nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa trong việc tăng tính gợi hình, gợi tả cho bài văn, bài thơ.

- Biết sử dụng từ ngữ nhân hóa để đặt câu tả con vật, cây cối một cách gợi tả, giàu hình ảnh.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV: nhận xét ngữ liệu, tìm hiểu bài học, luyện tập vận dụng).

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

Quảng cáo

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Vở viết, giấy nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài mới cho HS:

Trong tiết học trước, các em đã học bài thơ “Cau”. Các em đã được học cách nhà thơ miêu tả hình dáng và đặc điểm của cây giống như tả người. Trong bài hôm nay, chúng ta cùng đọc một bài thơ khác và tìm hiểu xem nhà thơ đã miêu tả hiện tượng theo cách đặc biệt như thế nào.

- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV mời 2 HS đọc bài thơ Ông trời bật lửa. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:

(1) Các sự vật “trời”, “mây”, “sấm” được gọi bằng những từ ngữ nào?

(2) Các sự vật trên và “trăng”, “sao”, “đất” được tả bằng những từ ngữ nào?

(3) Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với “mưa” thân mật như nói với con người?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học về biện pháp nhân hoá trong SGK. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV giải thích kĩ hơn về nội dung của bài học; giúp HS phân biệt rõ 3 kiểu nhân hoá khác nhau. GV sử dụng 3 tấm bìa to hoặc bằng giấy to có viết nội dung 3 kiểu nhân hoá khác nhau; sử dụng màu sắc để nhấn mạnh sự khác biệt giữa 3 kiểu này.

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài Ông trời bật lửa để xác định 3 kiểu nhân hoá.

- GV sử dụng thêm các ví dụ bên ngoài để minh hoạ về 3 kiểu nhân hoá, giúp HS hiểu rõ hơn cách sử dụng từ ngữ nhân hoá theo 3 kiểu này. VD:

+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: Bác gà trống, chị thỏ nâu, em cún, chị tre, nàng mây,…

+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: Cái na đã tỉnh giấc rồi/ Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!/ Chị tre chải tóc bên ao/ Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương…

+ Nói với sự vật như nói với người: Trâu ơi ta bảo trâu này,…

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhắc lại thông tin chính để khắc sâu nội dung bài học.

- GV mời vài HS nhắc lại cho cả lớp nghe định nghĩa biện pháp nhân hoá và các kiểu nhân hoá, lấy thêm ví dụ về nhân hoá.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả:

(1) Các sự vật này được gọi bằng những từ ngữ chỉ người: ông trời, chị mây, ông sấm.

(2) Các sự vật này được tả bằng những từ ngữ thường dùng để tả con người: Ông trời bật lửa; chị mây kéo đến; ông sấm vỗ tay cười; trăng sao trốn cả rồi; đất nóng lòng chờ đợi.

(3) Xuống đi nào, mưa ơi!

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên