Giáo án Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).

2. Kĩ năng

- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).

3. Thái độ

- HS tích cực, tự giác, có ý thức quan sát

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài học

- HS: SBT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm

- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)


+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?



+ Đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân bài tả cái trống.

- GV nhận xét, đánh giá chung, nêu mục tiêu, yêu cầu bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. . 

+ 2 HS đứng tại chỗ đọc.


2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

- GV giới thiệu tranh vẽ, giới thiệu chung nội dung bài



a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư. 










b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự nào? 














c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?





d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. .Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp?










GV: Khi miêu tả, ngoài việc quan sát tỉ mỉ đồ vật, cần phải bộc lộ được tình cảm của mình với đồ vật đó. Khi tả có thể xen lẫn giọng kể để tình cảm được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành nhất.

Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

- Gợi ý:

+ Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. 

+ Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư…để lập dàn ý.

- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.





- Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. 




- Gọi HS đọc dàn ý 

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 lập được dàn ý cho bài văn 



4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi


- HS đọc phần Chú giải một số từ khó

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ lớp về câu trả lời

+ Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết …đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp  của chú Tư – MB trực tiếp)

+ Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp …đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe). 

+ Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng)

- Tả bao quát chiếc xe. 

+ Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. 

- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. 

+ Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. 

+ Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. 

- Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

+ Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. 

+ Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt. 

- Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: 

Ÿ Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng.  Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. 

Ÿ Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai 

+ Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe  của mình là con ngựa sắt.  Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. 

+ Những lời kể xen lẫn lời  miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó. 



- Lắng nghe




- HS đọc yêu cầu – Gạch chân từ ngữ quan trọng





- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp 

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu?

b) Thân bài:-  Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu …) 

+ Áo màu gì?

+ Chất vải gì? Chất vải ấy thế nào? 

+ Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó …)?

- Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo …) 

+ Thân áo liền tay xẻ tà?

+ Cổ mềm hay cứng, hình gì?

+ Túi áo có nắp hay không? hình gì?

+ Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì?

c) Kết bài:-  Tình cảm của em với chiếc áo: 

Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình?

+ Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo?

- Hoàn thành dàn ý cho bài văn tả chiếc áo

- Lập dàn ý chi tiết hơn. 




ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên