Giáo án Tiết 3, 4 (trang 140, 141) lớp 4 - Kết nối tri thức

Giáo án Tiết 3, 4 (trang 140, 141) lớp 4 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

TIẾT 3 - 4

Hoạt động 1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS tự đọc thầm lại.

- GV mời 3 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ và khen ngợi HS.

Hoạt động 2: Các nhân vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm được nhân vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Các nhân vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao?

- GV mời 2 HS đọc đoạn văn a và đoạn thơ b.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

+ Con để (anh đế còm, tân trang bộ râu, diện bộ cánh xinh nhất đi làm).

+ Con cóc (cụ giáo cóc đã thôi nghiền răng vì bớt hẳn bệnh nhức xương).

+ Con giun đất (bác giun đất chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành).

+ Cây (chẳng mỏi lưng, xếp hàng, cười).

+ Lả vàng (ngăn nắp.

+ Giỏ (lang thang, cù cây).

+ Chồi non (làm đúng).

- GV khuyến khích HS trả lời theo ý riêng, đưa ra lý do hợp lý.

Hoạt động 3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa?

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định dấu câu phù hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa?

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Chim sâu con hỏi bố.

- Bố ơi, chúng ta có thể trở thành hoạ mi được không ạ?

- Tại sao con muốn trở thành hoạ mi?

- Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

Chim bố nói

- Con hãy bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.

(Theo Nguyễn Đình Quảng)

Hoạt động 4: Chọn dấu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các dấu câu đó.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định dấu câu phù hợp.

- Nêu tác dụng của dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 4: Chọn dấu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các dấu câu đó.

- GV mời 1 HS đọc to hai đoạn văn a, b.

- GV tổ chức thi theo nhóm:

+ GV chia lớp thành các nhóm trao đổi, thảo luận.

+ Nhóm hoàn thành trước bấm chuông trả lời.

+ GV nhận bài của 5 nhóm nhanh nhất.

- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có:

- Trồng cây gây quỹ Đội.

- Vì màu xanh quê hương.

- Sạch nhà – sạch lớp – sạch trường.

- Làm kế hoạch nhỏ.

Dấu gạch ngang trong đoạn a dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

+ Đoàn tàu Hà Nội Vinh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày.

Dấu gạch ngang trong đoạn b dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên