Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Luyện tập về từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.

- Nhận biết và phân biệt được các từ đồng nghĩa.

- Sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

Quảng cáo

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Vở viết, giấy nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tìm từ đồng nghĩa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được khái niệm về từ đồng nghĩa.

- HS tìm được những từ đồng nghĩa.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:

а.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Nguyễn Khoa Điềm

b.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Tố Hữu

c.

Những bà má Hậu Giang

Tiễn con đi đánh giặc

Chở che hầm bí mật

Bao năm ròng ven sông.

Xuân Quỳnh

– Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.

– Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Các từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ: mẹ, bầm, má

Các từ đồng nghĩa tìm được: u, mạ, bu, mế,....

Hoạt động 2: Luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- HS nắm được cách sử dụng từ đồng nghĩa.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:

a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.

c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong" là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

– Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.

– Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.

– Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.

+ GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

● Từ dùng lặp lại: a. bát ngát; b. giúp đỡ; c. quê hương.

● Thay “bát ngát” bằng “bao la/ mênh mông/...”; thay “giúp đỡ” bằng “chia sẻ/ tương trợ/ hỗ trợ/...”; thay “quê hương” bằng “quê nhà/ quê quán/ quê cha đất tổ/...”.

● Sau khi thay thế từ ngữ, đoạn văn tránh được việc lặp lại từ ngữ, giúp cho việc diễn đạt trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn,...

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên