Giáo án Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( Nội dung ghi nhớ)
2. Kĩ năng: Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
- HS (M3,4) giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( Nội dung ghi nhớ) (Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) chú ý nắm được kiến thức của bài) *Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao việc: + Đọc lại đoạn văn. + Tìm các câu ghép trong đoạn văn. - Cho HS làm bài. - Cho HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc: + Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1 + Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên. - Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?
- Hỏi: Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào? - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng * Ghi nhớ - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. |
- 1HS đọc yêu cầu + đọc đoạn trích. - HS làm bài cá nhân (có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK). - Một số HS chia sẻ - Các câu ghép: Câu 1: Anh công nhân ...người nữa tiến vào. Câu 2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí. Câu 3: Lê - nin không tiện ...vào ghế cắt tóc. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK. Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/ một người nữa tiến vào. Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài. + Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “ thì”, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp. + Câu 2: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy ….nhưng. + Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp. - Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. - 3HS đọc |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). - HS (M3,4) giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2 (Lưu ý: HS nhóm M1,2 hoàn thành bài tập theo yêu cầu) *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn. - GV giao việc: có 3 việc: + Đọc lại đoạn văn. + Tìm câu ghép trong đoạn văn + Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu. - Cho HS làm bài - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân - 1HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích. - GV hướng dẫn: + Đọc lại đoạn trích + Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi. - Cho HS làm bài tập - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. - Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?(M3,4)
Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng. - Gọi HS đưa ra phương án khác bạn trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng
|
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân. Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ thì nhất định các cô, các chú thành công. - Cả lớp theo dõi
- HS làm bài tập Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá. - Vì để câu văn ngắn gọn, không bị lặp lại từ mà người đọc vẫn hiểu đúng.
- HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác. b) Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe. Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình? + Câu a; b: quan hệ tương phản. + Câu c: Quan hệ lựa chọn. |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: + Tôi khuyên nó.....nó vẫn không nghe. + Mưa rất to....gió rất lớn. |
- HS nghe và thực hiện
+ Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe. + Mưa rất to và gió rất lớn. |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn ngắn 3-4 câu có sử dụng câu ghép để giới thiệu về gia đình em. |
- HS nghe và thực hiện
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
- Chính tả: Nghe - viết Cánh cam lạc mẹ
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Người tài trợ đặc biệt của Cách mạng
- Tập làm văn: Tả người
- Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)