Giáo án Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể) lớp 5 - Cánh diều

Giáo án Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể) lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu và vận dụng được khái niệm kể sáng tạo khi viết bài văn kể chuyện.

- Biết cách thay đổi vai kể, thay đổi một số từ ngữ khi viết đoạn văn kể chuyện.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Qua việc trao đổi, thảo luận trong nhóm, trước lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giải quyết và sáng tạo: Qua việc thay đổi vai kể, thay đổi từ ngữ trong câu chuyện.

Năng lực văn học:

- Biết thay đổi vai kể và từ ngữ của văn bản gốc để biểu đạt tình cảm, cảm xúc phù hợp với câu chuyện, tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, yêu nước (thông qua suy nghĩ, lời nói và việc làm của một bạn thiếu nhi có tấm lòng nhân ái, trung thực, có ý thức trách nhiệm).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, VBT Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem video vui nhộn dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=FSzh981zcqQ

-GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới: Ngay từ lớp 1, các em đã được học cách kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. Trong bài học hôm nay, các em sẽ được hướng dẫn để kể những chuyện đã nghe, đã đọc một cách sáng tạo nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được cách kể chuyện và vai kể chuyện sáng tạo.

- So sánh được hai đoạn văn có điểm giống và khác nhau

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời một số HS đọc yêu cầu và các đoạn văn. Cả lớp đọc thầm theo: Hai đoạn văn dưới đây có gì giống và khác với hai đoạn văn có nội dung tương tự trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36 – 37)?

Trong một lần theo ba lên thị xã, em mua được con heo đất. Con heo vừa ngộ nghĩnh vừa giữ được tiền nên bạn nào trong xóm cũng thích. Ít lâu sau, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo "ăn", em không quên lời má dặn, ghi chép số tiền vào một cuốn số.

Thời gian trôi qua, năm học mới sắp đến, bụng chú heo đất coi chúng đã đầy lắm rồi. Em định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem ti vi, em thương các bạn vùng lũ lụt bị lũ cuốn trôi hết quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,... Em liền xin ba mà đem số tiền trong bụng heo đóng góp cùng cô bác trong xóm hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai.

Gợi ý:

a) Người kể chuyện trong mỗi đoạn văn là ai?

b) Các đoạn văn sử dụng những từ ngữ nào khác nhau?

c) Việc làm của cậu bé được kể trong các đoạn văn và ý nghĩa của việc làm ấy có thay đổi không?

- GV nêu một số việc chính cần thực hiện:

+ Đọc kĩ đề bài và hai đoạn văn trên, bài đọc Cậu bé và con heo đất.

+ Nắm được vai kể, lời kể của từng bài.

+ Nêu điểm khác nhau giữa hai đoạn văn với bài đọc Cậu bé và con heo đất.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, làm bài theo hướng dẫn.

- GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả; nhóm khác nêu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Giống nhau: nội dung (các chi tiết và trình tự chi tiết) của đoạn văn.

* Những điểm khác nhau giữa hai đoạn văn:

+ Về vai kể: Trong bài đọc Cậu bé và con heo đất, người kể là người chứng kiến câu chuyện. Trong đoạn văn ở trang 43, người kể chuyện là Hải – nhân vật chính trong chuyện. Ở cả 2 đoạn văn, tên nhân vật “Hải” đều được thay bằng từ “em” – chỉ người kể.

+ Về lời kể (từ ngữ, cách diễn đạt):

Ở đoạn văn 1, trang 43 có thay đổi một số từ ngữ: thay “rất mê” bằng “rất thích”, thay “đều nhớ” bằng “không quên”, thay “ghi” bằng “ghi chép”

Ở đoạn văn 2, trang 43 có thay đổi cách nói: thay “Sắp đến năm học mới” bằng “Thời gian trôi qua, năm học mới sắp đến”, thay “đã đầy ăm ắp” bằng “coi chừng đã đầy lắm rồi”, thay “xem truyền hình” bằng “xem ti vi”, thay “thương các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt quá” bằng cách nói cụ thể hơn” thương các bạn vùng lũ lụt bị lũ cuốn trôi hết quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,…”.

- HS xem video.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên