Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối - Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

A. Yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được đơn vị đo thể tích đề-xi-mét khối:

+ Biểu tượng, tên gọi, kí hiệu.

+ Đọc, viết các số đo theo đơn vị đề-xi-mét khối.

+ Quan hệ với đơn vị xăng-ti-mét khối, chuyển đổi đơn vị đo.

– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đề-xi-mét khối.

– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Đồ dùng trực quan dùng cho hoạt động Cùng học, Luyện tập 1, Khám phá.

Một số đồ vật có thể tích khoảng 1 dm3, chẳng hạn: hộp sữa, hộp bánh, hộp phấn, … (tham khảo hình vẽ trong Thực hành 1).

HS: Bộ đồ dùng học toán.

Quảng cáo

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV cho HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.

– Từ nội dung bóng nói, GV giới thiệu bài.

– HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối | Chân trời sáng tạo

II. Khám phá – Hình thành kiến thức mới: Đề-xi-mét khối

Giới thiệu đề-xi-mét khối

– GV vừa giới thiệu vừa viết bảng:

+ Đề-xi-mét khối là một đơn vị đo thể tích.

+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.

+ 1 dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.

Quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối | Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối | Chân trời sáng tạo

– GV: Ta xếp đầy các hình lập phương cạnh 1 cm vào hình này xem được bao nhiêu.

– Ta xếp theo từng lớp.

+ Theo mỗi cạnh của hình lập phương cạnh 1 dm xếp được bao nhiêu hình lập phương cạnh 1 cm?

+ Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương cạnh 1 cm?

+ Bao nhiêu lớp như vậy thì đầy hình lập phương cạnh 1 dm?

– Mỗi hình lập phương cạnh 1 cm có thể tích bao nhiêu?

– Hãy nêu quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối

→GV viết bảng.

– HS lặp lại:

+ Đề-xi-mét khối là một đơn vị đo thể tích.

+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.

+ 1 dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.

– HS viết 1 dm3 vào bảng con.

1 dm

– HS thảo luận nhóm bốn rồi trả lời.

10 hình (do 1 dm = 10 cm).

100 hình (do 10 x10 = 100).

10 lớp →1 000 hình (do 100 x10 = 1 000)

1 cm3

– HS nói:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối | Chân trời sáng tạo

III. Luyện tập – Thực hành

Thực hành

Bài 1:

– GV cung cấp cho các nhóm HS một số vật đã chuẩn bị (hộp sữa, hộp bánh, …).

– GV để mô hình lập phương cạnh 1 dm trên bàn GV cho HS quan sát, nhận biết độ lớn của 1 dm3, ước lượng thể tích các đồ vật theo đơn vị đo là đề-xi-mét khối.

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi thi đua kể tên các đồ vật có thể tích khoảng 1 dm3 trong vòng 1 phút; tổ nào kể được nhiều nhất thì thắng cuộc.

Bài 2:

a) GV viết số đo:

42 dm3

1 009 dm3

94 dm3

80,05 dm3

b) GV đọc số đo:

Bốn mươi hai đề-xi-mét khối.

Sáu phần bảy đề-xi-mét khối.

Ba trăm phẩy tám đề-xi-mét khối.

Bài 3:

– GV hỏi nhanh:

+ Chuyển đổi: dm3 →cm3.

+ Chuyển đổi: cm3 →dm3.

+ Nhân một số với 1 000, ta làm thế nào?

+ Chia một số cho 1 000, ta làm thế nào?

– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.

– HS quan sát hình lập phương cạnh 1 dm trên bàn GV và nói cho nhau nghe. Ví dụ:

+ Hộp sữa có thể tích khoảng 1 dm3.

– HS đọc số đo:

Bốn mươi hai đề-xi-mét khối.

Một nghìn không trăm linh chín đề-xi-mét khối.

Chín phần tư đề-xi-mét khối.

Tám mươi phẩy không năm đề-xi-mét khối.

– HS viết số đo vào bảng con và đọc:

42 dm3

67 dm3

300,8 dm3

– HS đáp gọn:

+ Nhân với 1 000.

+ Chia cho 1 000.

+ Thêm vào bên phải ba chữ số 0 hoặc chuyển dấu phẩy sang phải ba chữ số.

+ Bỏ ba chữ số 0 tận cùng hoặc chuyển dấu phẩy sang trái ba chữ số.

– HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.

a) 1 dm3 = 1 000 cm3 8 dm3 = 8 000 cm3

11,3 dm3 = 11 300 cm3

b) 1 000 cm3 = 1 dm3 15 000 cm3 = 15 dm3

127 400 cm3 = 127,4 dm3

c) 1 cm3 = 0,001 dm3 700 cm3 = 0,7 dm3

52 dm3 = 2 500 cm3

– HS giải thích cách làm.

Ví dụ:

a) 11,3 dm3 = (11,3 × 1 000) cm3 = 11 300 cm3

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Quảng cáo

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV có thể cho HS chơi “Đố bạn”.

GV nêu yêu cầu.

Ví dụ: 4,03 dm3 = ? cm3

...

– HS viết vào bảng con và giải thích cách làm.

4,03 dm3 = 4 030 cm3

(4,03 × 1 000 = 4 030)

II. Luyện tập – Thực hành

Luyện tập

Bài 1:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm.

GV dùng đồ dùng trực quan để HS nhận biết hình tạo thành sau khi ghép ở câu c.

– HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp.

a) Thể tích hình A là 6 dm3, thể tích hình B là 10 dm3.

b) 6 + 10 = 16

Tổng thể tích hai hình A và B là 16 dm3.

c)

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối | Chân trời sáng tạo

Hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là 4 dm; chiều cao là 1 dm.

– HS nêu cách làm.

a) Mỗi hình lập phương có cạnh 1 dm

→Thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3.

Hình A gồm 6 hình lập phương nên thể tích hình A là 6 dm3.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm.

Khám phá

– GV chuẩn bị đồ dùng cho HS thực hành.

– HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp.

– HS viết kết quả vào bảng con:

18 dm3 14,4 kg

– HS nêu cách làm.

Chồng gạch có 4 lớp, mỗi lớp 3 viên

→Chồng gạch có 12 viên (3 x4 = 12).

Thể tích mỗi viên khoảng 1,5 dm3 → Thể tích chồng gạch khoảng 18 dm3 (1,5 × 12 = 18).

Khối lượng mỗi viên là 1,2 kg → Khối lượng chồng gạch là 14,4 kg (1,2 × 12 = 14,4).

– Một HS sử dụng đồ dùng do GV chuẩn bị, thực hành trước lớp, HS quan sát để nhận biết:

1 l (nước) = 1 dm3

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Toán lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên