Giáo án Toán lớp 5 Bài 87: Ôn tập số tự nhiên - Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Bài 87: Ôn tập số tự nhiên - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

A. Yêu cầu cần đạt

– Củng cố và hoàn thiện các kĩ năng liên quan đến đọc số, viết số, cấu tạo số, so sánh số, dãy số tự nhiên, ước lượng, làm tròn số.

– Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình ảnh có trong bài (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Quảng cáo

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

GV có thể cho HS chơi “Hỏi nhanh – Đáp gọn” để ôn lại cách đọc số, viết số tự nhiên.

Ví dụ: GV viết số (đọc số).

21 210 150

(có thể cho HS luân phiên điều khiển lớp)

HS đọc số (viết số), nói cấu tạo số.

Hai mươi mốt triệu hai trăm mười nghìn một trăm năm mươi. 

Gồm 2 chục triệu, 1 triệu, 2 trăm nghìn, 1 chục nghìn, 1 trăm và 5 chục.

II. Luyện tập – Thực hành

Luyện tập

Bài 1:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày.

Lưu ý: GV cũng có thể viết (hoặc đưa ra) từng số cho HS đọc, chú ý sửa cho HS cách chia lớp khi đọc số.

Bài 2: Thực hiện tương tự Bài 1.

– Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày.

Lưu ý: GV cũng có thể đọc từng số cho HS viết vào bảng con.

GV có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép tổ chức cho HS thực hiện đồng thời Bài 1 và Bài 2.

Bài 3:

– Khi sửa bài, HS giải thích tại sao chọn đáp án đó.

Lưu ý: GV giúp các em chọn sai nhận ra chỗ sai lầm của mình.

Bài 4:

– Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày. GV hệ thống hoá các hàng và lớp của số tự nhiên

→ Có thể cho HS kể tên các lớp, các hàng trong một lớp, ...

Bài 5:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm.

Bài 6:

– Khi sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, khuyến khích HS nói tại sao lại điền số như vậy.

- GV hệ thống các cách so sánh số:

• Số có ít chữ số hơn thì bé hơn.

• Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau → Kết luận.

– HS đọc yêu cầu.

– HS xác định việc cần làm: Đọc số.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

a) Ba mươi sáu nghìn chín trăm linh tám;

b) Hai trăm bốn mươi nghìn bảy trăm bốn mươi hai;

c) Bảy triệu chín trăm tám mươi bốn nghìn một trăm linh năm;

d) Năm trăm mười ba triệu không trăm linh sáu nghìn không trăm hai mươi mốt.

– HS đọc yêu cầu.

– HS xác định việc cần làm: Viết số.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

a) 28 703     b) 1 060 000     c) 950 048 700

– HS nhận biết yêu cầu của bài: Chọn ý trả lời đúng.

– HS tìm hiểu bài rồi thực hiện.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi.

a) D                    b) B

– HS giải thích.

– HS đọc yêu cầu.

– HS xác định các việc cần làm:

+ Đọc số.

+ Xác định vị trí của chữ số 8 5 theo lớp, hàng.

+ Nói giá trị của mỗi chữ số.

+ Làm tròn số đến hàng nghìn.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

a) Tám triệu không trăm năm mươi ba nghìn sáu trăm sáu mươi ba;

b) Chữ số 8 thuộc lớp triệu, hàng triệu;

Chữ số 5 thuộc lớp nghìn, hàng chục nghìn;

c) 8 triệu, 5 chục nghìn, 3 nghìn, 6 trăm, 6 chục và 3 đơn vị;

d) 8 054 000.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận (nhóm đôi) xác định các việc cần làm.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

a) 8 072 601 = 8 000 000 + 70 000 + 2 000 + 600 + 1

b) 605 480 200 = 600 000 000 + 5 000 000 + 400 000 + 80 000 + 200

– HS nói cách làm.

Ví dụ:

a) Vì số 8 072 601 gồm 8 triệu, 7 chục nghìn, 2 nghìn, 6 trăm và 1 đơn vị.

– HS đọc yêu cầu.

– HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.

a) 4 215 > 4 209        b) 37 642 = 37 642

c) 9 999 < 10 000 (HS chọn chữ số nào cũng đúng)

– HS nói tại sao lại điền số như vậy.

Ví dụ: 9 999 < 10 000

Số có ít chữ số hơn thì bé hơn →Số 9 999 có bốn chữ số; số 10 00? có năm chữ số

→ Số 10 00? luôn lớn hơn số 9 999 → ? có thể thay bằng bất kì chữ số nào cũng được (HS chỉ cần nêu một trường hợp).

...

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 7:

– Sửa bài, HS (vài nhóm) nêu kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm.

Lưu ý:

– HS có thể giải thích bằng nhiều cách, nếu phù hợp thì công nhận.

– GV giúp HS nhận xét: Dựa vào cách so sánh số.

– HS đọc đề bài, nhận biết được vấn đề cần giải quyết:

Ghép tên các tỉnh với số dân cho phù hợp.

– HS (nhóm bốn) thảo luận tìm cách làm.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

Bình Phước: 994 679 người;

Hoà Bình: 854 131 người;

Trà Vinh: 1 009 168 người;

Hà Giang: 854 679 người.

– HS giải thích cách làm.

Ví dụ:

Tìm số dân nhiều nhất →Số lớn nhất

→1 009 168 người

→Ghép với tỉnh Trà Vinh.

Tìm số dân ít nhất →Số bé nhất

→854 131 người

→Ghép với tỉnh Hoà Bình.

Số dân nhiều hơn →994 679 người

→ Ghép với tỉnh Bình Phước.

Số dân ít hơn →854 679 người

→Ghép với tỉnh Hà Giang.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Quảng cáo

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV có thể cho HS chơi “Tìm bạn”.

GV cho HS viết vào bảng con một số có hai chữ số bất kì.

GV cho HS kết nhóm bốn → Ghép bốn cái bảng để tạo thành một số bé nhất (hoặc lớn nhất)

→ Đọc số.

Ví dụ: Kết nhóm bốn, lập số bé nhất.

...

– HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

39 – 12 – 73 – 42

→Số bé nhất: 12 394 273

Mười hai triệu ba trăm chín mươi bốn nghìn hai trăm bảy mươi ba.

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 8:

– GV (hoặc một HS) đọc từng câu.

– Sửa bài, khuyến khích HS giải thích).

Bài 9:

– GV cho HS đọc yêu cầu.

– Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói tại sao lại chọn số đó.

– Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV.

a) Đúng       b) Đúng       c) Sai       d) Đúng

– HS giải thích.

Ví dụ:

c) Vì không có số tự nhiên lớn nhất.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm: thêm 1 (câu a), thêm 2 (câu b và c), thêm 10 (câu d).

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

a) 70 095; 70 096; 70 097

b) 142 696; 142 698; 142 700

c) 8 199; 8 201; 8 203

d) 7 490; 7 500; 7 510

– HS nói tại sao lại chọn số đó.

Ví dụ:

a) Dãy số đếm thêm 1:

70 095 + 1 = 70 096; 70 096 + 1 = 70 097.

b) Dãy số chẵn (thêm 2):

142 696 + 2 = 142 698;

142 698 + 2 = 142 700.

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Giáo án Toán lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên