Giáo án Văn 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ Phán sự lục)

Giáo án Văn 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ Phán sự lục)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thêm bài soạn Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) ngắn gọn, hay khác:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.

- Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, logic ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm hiểu thể truyền kì: Đọc và tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại; Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất

- Giáo dục lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. Có thái độ kiên quyết chống lại các thế lực phi nghĩa, gian ác để bảo vệ lẽ phải và sự công bằng trong xã hội.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Vẻ đẹp nhân cách của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ qua hai đoạn trích đã học.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Khởi động

Thế kỉ XV- XVI ở Việt Nam là thời kì đột khởi của văn tự sự - thế kỉ của truyện truyền kì. Văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian, tự sáng tạo ra loại truyện mới vừa mang đậm sắc thái dân gian và phản ánh hiện thực đương thời. Một trong những thành tựu chính là: "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ - áng thiên cổ kì bút, tác phẩm đã lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh.

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

HS đọc phần Tiểu dẫn - SGK.

* Định hướng năng lực: Tự học, giao tiếp, CNTT...

* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy...

Nêu các nét chính về tác giả Nguyễn Dữ bằng sơ đồ tư duy?

Tích hợp với môn LS: Nêu vài nét về LS nước ta TK XVI?

Em có hiểu biết gì về truyện truyền kì?

Gv bổ sung: Qua truyện truyền kì, chúng ta thấy đằng sau những chi tiết hoang đường kì ảo (phi hiện thực) lại là những vấn đề cốt lõi của hiện thực, thể hiện rõ quan niệm và thái độ của tác giả.

Gv giải thích nhan đề:

+ Truyền kì: những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.

+ Mạn lục: ghi chép một cách rộng rãi.

⭢ Ghi chép một cách rộng rãi những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.

⭢ Thái độ khiêm tốn của tác giả. Bởi tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu sáng tạo, trau chuốt, gọt rũa của tác giả.

- Tác phẩm gồm bao nhiêu câu chuyện, viết bằng loại chữ nào và ra đời vào khoảng thời gian nào?

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Yêu cầu HS đọc diễn cảm nối tiếp các phần của tác phẩm.

- Tìm bố cục của tác phẩm?

Gv yêu cầu HS về nhà tóm tắt tác phẩm theo bố cục đã tìm được.

? Chủ đề của tác phẩm?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Nguyễn Dữ

- Sống vào khoảng thế kỉ XVI.

- Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương).

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng.

- Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn giật.

- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

2. Thể loại truyện truyền kì

- Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, có thể xen thơ ca, các lời bình luận của tác giả hoặc người khác ở cuối mỗi truyện.

- Phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.

- Viết bằng chữ Hán.

3. Tác phẩm Truyền kì mạn lục

- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép) : ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.

- Viết bằng chữ Hán.

- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.

- Gồm 20 câu chuyện, chia làm 4 quyển

- Giá trị nội dung:

+ Là một tiếng nói phê phán hiện thực.

+ Cảm thông, bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung.

+ Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời.

- Giá trị nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo.

Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo → là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

3. Văn bản

- Vị trí: thuộc chương 8 của tập Truyền kì mạn lục.

- Bố cục: 4 phần.

+ P1: “Ngô Tử Văn...ko cần gì cả”

→ Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà.

+ P2: “Đốt đền xong... khó lòng thoát nạn”

→ Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần.

+ P3: “Tử Văn vâng lời...mất”

→ Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên.

+ P4: còn lại.

→ Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.

→ Lời bình của tác giả.

- Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính tình, cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí giành chiến thắng

GV HD HS đọc – hiểu văn bản.

* Định hướng năng lực: Tự học, giao tiếp, cảm thụ thẩm mĩ, GQVĐ, sáng tạo...

* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy...

? Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu Ngô Tử Văn - nhân vật chính như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó của tác giả?

GV chia lớp thành 3 nhóm :

+Nhóm 1: Nguyên nhân Tử Văn đốt đền là gì?

+ Nhóm 2: Hành động đốt đền của Tử Văn diễn ra như thế nào? Có ý thức hay vô thức? Đáng trách hay không đáng trách?

+ Nhóm 3: Hậu quả đầu tiên của việc đốt là gì?

- GV gọi bất kì một em HS trong nhóm trình bày, sau đó nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV: Qua hành động đốt đền, em có suy nghĩ gì về nhân vật Ngô Tử Văn?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.

- GV: Sau khi đốt đền sự kiện gì xảy ra với Ngô Tử Văn?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.

- Phương pháp thảo luận nhóm: GV cho HS thảo luận nhóm. Chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Cuộc đối mặt giữa Ngô Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc (tự xưng là cư sĩ) diễn ra như thế nào? Chỉ rõ những chi tiết đó? Thái độ của Ngô Tử Văn?

+ Nhóm 2: Cuộc gặp gỡ tiếp sau đó với ông già Thổ công được Thái độ của Tử Văn? Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó?

- GV hỏi: Thái độ của Ngô Tử Văn trong hai sự kiện trên đã thể hiện điều gì ở nhân vật này?

- GV hỏi: Các cuộc gặp gỡ trên của Ngô Tử Văn có gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng yếu tố gì để nói về các cuộc gặp gỡ đó? Tác dụng?

- GV: Khái quát lại phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn qua những việc làm của chàng trên trần thế.

II. ĐỌC – HIỂU

1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn:

a. Cách giới thiệu nhân vật

- Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn.

- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. ⇒ từ ngữ mang tính khẳng định.

⇒ Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian, gây sự chú ý của người đọc.

b. Ngô Tử Văn - Người đốt đền tà

- Nguyên nhân đốt đền: Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì không đáng phải thờ → Tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi.

- Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị: tắm gội, khấn trời… → thái độ tôn kính, nghiêm túc

+ Châm lửa đốt đền: mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gì… → một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.

⇒ Hành động có ý thức, không đáng trách vì hợp lòng dân.

- Hậu quả: khó lòng tránh khỏi tai vạ, bị chết, xuống âm ti gặp Diêm vương.

→ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. Có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Sự kiện xảy ra sau khi đốt đền:

+ Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”.

+ Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền.

+ Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

⇒ Thổ công giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.

- Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc...

+ Tướng giặc:

Trách mắng.

Đòi trả đền

Đe dọa

+ Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

→ Thái độ điềm nhiên không sợ trước những lời đe dọa của hung thần.

- Cuộc gặp gỡ với Thổ Công bị hại.

+ Thổ công:

● Tỏ lời mừng với Ngô Tử Văn.

● Kể lại sự việc bị hại của mình

● Căn dặn Ngô Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên hung thần và trong cuộc đối chất với Diêm Vương dưới âm phủ.

+ Ngô Tử Văn:

● Kinh ngạc

● Tử Văn căn vặn Thổ Công xem: “Hắn có thực là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?”

→ Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh sẽ giúp cho Tử văn trên con đường đi vạch trần cái ác. Như vậy, người làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ.

⇒ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.

- Cuộc gặp gỡ giữa con người và hồn ma, con người và thần thánh, thế giới thực - ảo.

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo

→ Làm cho câu chuyện truyền kì thêm hấp dẫn.

● Tiểu kết: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ, kết hợp với yếu tố kì ảo dày đặc….đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, bản lĩnh, kiên cường và giàu tinh thần dân tộc.

4. Củng cố

- Thể loại truyền kì.

- Phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn qua những việc làm của chàng trên trần thế.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm đọc thêm các tác phẩm trong “Truyền kì mạn lục”.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên