Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể.

- Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp, thực hành tạo lập văn bản ghi lại HĐGT bằng ngôn ngữ

2. Kĩ năng

- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

- Rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp đó có mấy quá trình?

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?

3. Bài mới

● Hoạt động 1: Khởi động

Khi tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiểu quả trong một hoạt động giao tiếp có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp… vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố ấy ta tiềm hiểu tiết 2 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

- GV yêu cầu HS đọc bài tập ở SGK.

BT1/20: thảo luận nhóm (4 nhóm – 5 phút)

- Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính).

- Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

- Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

- Cách nói ấy có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

- Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn từ của chàng trai?

BT2

- Nhân vật đã thực hiện những hành động giao tiếp cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

- Cả 3 câu trong lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu?

- Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

BT3

GV gọi HS đọc bài thơ “Bánh trôi nước” và trả lời các câu hỏi sau: (thảo luận nhóm: theo bàn – 5 phút)

- Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?

Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?

GV gọi HS lên bảng làm BT4(21)

Trong thời gian chờ đợi, GV cho HS dưới lớp tiến hành làm BT5.

- GV gọi hs đọc các yêu cầu của bài → gọi HS khác nhận xét về cách đọc → GV chỉnh sửa → goi HS lên bảng trình bày BT5 → GV ktra vở BT của HS.

- GV quay trở lại chữa BT4: yêu cầu HS nhận xét ( hình thức, nội dung, bổ sung..) → GV chốt lại, cho điểm.

GV gọi HS nhận xét BT5 → bổ sung

III. LUYỆN TẬP.

1. Bài Tập 1/20.

- Nhân vật: chàng trai và cô gái (trẻ, tuổi yêu đương)

- Hoàn cảnh: đêm trăng đẹp, thanh vắng, thích hợp cho việc thổ lộ tình cảm yêu đương.

- Nội dung: “tre non đủ lá” để tính chuyện “đan sàn” nhưng ngụ ý: họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết hôn và chàng trai tỏ tình với cô gái.

- Cách nói của chàng trai: phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

- Chàng trai tế nhị, kín đáo dùng hình ảnh ẩn dụ nhưng đậm đà tình cảm.

2. Bài Tập 2/20,21.

- Các nhân vật đã thể hiện hành động giao tiếp cụ thể: chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời.

- Mục đích: thể hiện tình cảm và trao đổi thông tin.

- Cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi: câu 1 (chào), câu 2 (lời khen), câu 3 (câu hỏi).

Lời nói của hai nhân vật giao tiếp bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến ông, còn ông thì là tình cảm quý yêu, trìu mến cháu.

3. Bài Tập 3/21.

- Nội dung: qua hình tượng “bánh trôi nước” nhằm bộc bạch vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Mục đích: khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của riêng tác giả.

- Cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, lòng son).

Người đọc căn cứ vào cuộc đời của tác giả để lĩnh hội bài thơ.

Bài 4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

Nhân ngày Môi trường thế giới…

- Thời gian…

- Nội dung công việc…

- Lực lượng tham gia…

- Dụng cụ…

- Kế hoạch cụ thể...

Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên… nhiệt liệt hưởng ứng…

Ngày… tháng… năm…

Đoàn TNCSHCM…

Bài 5.

- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ- Chủ tịch nước- viết thư cho hs toàn quốc.

- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, hs được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

- Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của hs với đất nước.

- Mục đích: Bác chúc mừng HS nhân ngày khai trường, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS.

Cách thức thể hiện: lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc.

● Hoạt động 3. Hoạt động ứng dụng

- GV nêu đề bài: Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em với các bạn trong lớp về câu danh ngôn : “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

- HS viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) rồi trình bày với các bạn trong lớp

HS viết đáp ứng được các yêu cầu :

- Hình thức: một văn bản ngắn (tùy chọn).

- Nội dung: chú ý sử dụng phương tiện và cách thức giao tiếp cho có hiệu quả, đạt được mục đích thuyết phục các bạn đồng tình với suy nghĩ của mình.

4. Củng cố

- Khái niệm hoạt động giao tiếp.

- Quá trình hoạt động giao tiếp.

- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ và hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài: Văn bản.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên