Giáo án Văn 10 bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Giáo án Văn 10 bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: khái niệm giao tiếp ngôn ngữ, hai quá trình trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, đặc điểm của dạng nói và dạng viết trong giao tiếp ngôn ngữ.
- Hai phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật) : khái niệm, các dạng biểu hiện, các đặc trưng cơ bản của từng phong cách và những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của từng phong cách.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức : so sánh, đối chiếu, khái quát hóa.
- Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần tiếng Việt.
- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nhắc lại các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học?
3. Bài mới
● Hoạt động 1. Khởi động
Nhằm hệ thống hóa nội dung kiến thức phần tiếng Việt đã được học trong năm, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay “Ôn tập phần tiếng Việt”.
● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Câu 1: Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào? |
Câu 1: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,... - Các nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp: + Nhân vật giao tiếp. + Hoàn cảnh giao tiếp. + Nội dung giao tiếp. + Mục đích giao tiếp. + Phương tiện và cách thức giao tiếp. - Các quá trình: + Quá trình tạo lập (sản sinh) văn bản do người nói (người viết) thực hiện. + Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe (người đọc) thực hiện. → Quan hệ tương tác. |
Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? |
Câu 2: |
Ngôn ngữ nói |
Ngôn ngữ viết |
* Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng: - Là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe. - Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh. - Diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ; người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy nghĩ, phân tích. * Các yếu tố phụ trợ: - Ngữ điệu: bộc lộ, bổ sung thông tin. - Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,... * Đặc điểm chủ yếu về từ và câu: - Từ: các lớp từ được sử dụng đa dạng (từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy, chêm xen,...). - Câu: thường dùng câu tỉnh lược, có những câu rườm rà, nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp do tính chất tức thời hoặc do chủ ý của người nói. |
- Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. - Muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản. - Khi viết, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa; khi đọc (do chữ viết được lưu giữ ổn định), người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. - Ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi ko gian rộng lớn và thời gian lâu dài. - Hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ,... - Từ: được lựa chọn chính xác, hợp với phong cách ngôn ngữ, tránh dùng các từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội,... - Câu: thường dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp. |
Câu 3: Văn bản có đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua 1 VB cụ thể trong SGK Ngữ văn 10? - Vẽ sơ đồ các loại văn bản? |
Câu 3: - Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường bao gồm nhiều câu. - Các đặc điểm của văn bản: + Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào 1 chủ đề và triển khai chủ đề đó 1 cách trọn vẹn. VD: VB Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm) Chủ đề: Nỗi lòng cô đơn, sầu nhớ, những khát khao, hoài vọng của người vợ có chồng chinh chiến nơi biên ải xa xôi. + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo 1 kết cấu mạch lạc. + Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung: thường mở đầu bằng 1 tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc thích hợp với từng loại văn bản. |
Câu 4: Lập bảng so sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt |
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
- Tính cụ thể. - Tính cảm xúc. - Tính cá thể. |
- Tính hình tượng. - Tính truyền cảm. - Tính cá thể hóa. |
Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Phương diện so sánh |
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt |
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
Về ngữ âm và chữ viết |
- Phát âm theo thói quen, theo tiếng địa phương. - Dùng ngữ điệu và các phương tiện kèm ngôn ngữ. |
- Ngữ âm phát huy tác dụng gợi tả, tạo các nét nghĩa bổ sung tinh tế - Các yếu tố ngữ âm được khai thác tối đa để xây dựng hình tượng. |
Về từ ngữ |
- Thường dùng những từ ngữ biểu cảm, mang tính chất thân mật suồng sã. - Dùng nhiều từ tình thái. - Dùng nhiều từ địa phương, biệt ngữ xã hội |
- Sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau. - Sử dụng lớp từ ngữ riêng thường dùng trong thơ ( lớp từ thi ca) |
Về kiểu câu |
- Dùng tất cả các kiểu câu với tính cụ thể, sinh động. - Dùng một số kiểu câu riêng: dùng “nó” làm CN giả, “thì, là” đặt ở đầu câu, dùng cá kết cấu có ý nghĩa phủ định, dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen: thì, là, rất là, coi như là… |
- Sử dụng rộng rãi các kiểu câu. - Vận dụng các kiểu câu đặc thù , tạo nên kiểu cú pháp thi ca |
Về biện pháp tu từ |
- Ưa dùng lối nói ví von, so sánh để miêu tả sự vật một cách sinh động. - Ưa dùng cách nói “iêc” hoá như là cách bộc lộ cảm xúc của người nói |
- Tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương. - Biện pháp tu từ ngữ âm, ngữ pháp |
Về bố cục, trình bày |
- Dùng từ ngữ, câu lặp hoặc cố ý hoặc vô ý - Diễn biến tự nhiên. |
Coi trọng vẻ đẹp cân đối hài hoà trong chiều sâu bố cục, trình bày của tác phẩm |
Câu 5: Trình bày khái quát về: - Nguồn gốc tiếng Việt? - Quan hệ họ hàng của tiếng Việt? - Lịch sử phát triển của tiếng Việt? 3 loại chữ viết tiếng Việt: + Chữ Việt cổ. + Chữ Nôm. + Chữ quốc ngữ. - Kể tên các tác phẩm đã học bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ? |
Câu 5: a. Các vấn đề lịch sử tiếng Việt: * Nguồn gốc tiếng Việt: - Bản địa (ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt). - Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. * Quan hệ họ hàng: Có quan hệ họ hàng với tiếng Mường. * Lịch sử phát triển: - Tiếng việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: có sự tiếp xúc, ảnh hưởng sâu rộng, vay mượn nhiều từ ngữ gốc Hán bằng nhiều cách: + Vay mượn trọn vẹn từ ngữ hán, Việt hóa âm đọc, giữ nguyên nghĩa. + Rút gọn. + Đảo lại vị trí các yếu tố. + Đổi yếu tố (trong các từ ghép). + Mở rộng (thu hẹp) nghĩa. - Tiếng Việt trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ: + Việc học ngôn ngữ - văn tự hán được đẩy mạnh → Việc vay mượn chữ Hán theo hướng Việt hóa làm tiếng Việt càng thêm phong phú, uyển chuyển. + Chữ Nôm ra đời vào thế kỉ XIII - thứ chữ ghi âm tiếng Việt trên cơ sở chữ Hán. - Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: + Chữ quốc ngữ dần trở nên thông dụng, có sự tiếp xúc, ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ, văn hóa Pháp). + Một nền văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Báo chí, sách xuất bản ngày càng nhiều. Nó có khả năng thích ứng trong lĩnh vực KHTN, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ngày càng hoàn chỉnh. - Tiếng Việt từ sau cách mạng Tháng 8-1945 đến nay: + Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt được đẩy mạnh. + Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia. |
Câu 6: Lập bảng tổng hợp về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt:
Ngữ âm - chữ viết |
Từ ngữ |
Ngữ pháp |
Phong cách ngôn ngữ |
- Tránh nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa hoặc phát âm ko đúng chuẩn mực. - Thận trọng khi dùng từ địa phương. - Viết đúng quy tắc chính tả và chữ viết. |
- Tránh dùng từ sai nghĩa. - Tránh dùng từ trùng lặp. - Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ. - Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ của từ. |
- Tránh dùng câu thiếu thành phần. - Tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa. - Các câu có liên kết. |
- Không dùng lẫn phong cách ngôn ngữ. |
Câu 7: Tìm và sửa lỗi sai của các câu văn |
Câu 7: - Câu a sai, do: thừa từ “đòi hỏi”, thiếu dấu phẩy. - Câu b đúng. - Câu c sai, do: thừa từ “làm”, thiếu dấu phẩy. - Câu d đúng. - Câu e sai, do: k o phân định rõ các thành phần câu. - Câu g đúng. - Câu h sai, do: thừa từ “nên” |
● Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Chỉ ra lỗi và sửa lỗi cho các câu sau:
1. Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.
2. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam.
3. Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4. Vì tương lai con em của chúng ta.
5. Vì sương tan nên mặt trời mọc.
6. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó?
7. Bộ đội đánh đồn giặc chết như rạ.
8. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
ĐÁP ÁN:
1. Thiếu chủ ngữ.
Cách sửa:
- Thêm chủ ngữ
- Tạo chủ ngữ.
→ Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó (Cách thứ 2, ta có thể bỏ từ qua để tạo chủ ngữ cho câu).
2. Thiếu vị ngữ.
Cách sửa:
- Thêm vị ngữ
- Tạo vị ngữ từ thành phần sẵn có trong câu.
v Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam đã viết tác phẩm Lục Vân Tiên ( Cách thứ 2, ta có thêm từ là vào để biến thành phần phụ thành vị ngữ).
3. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Cách sửa: - Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
→ Để có được việc làm như ý trong tương lai, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS cần phải tích cực học tập.
4. Lỗi do thiếu vế câu ghép.
Cách sửa: - Tạo thêm vế cho câu ghép.
→ Vì tương lai con em nên chúng ta phải ra sức phấn đấu.
5. Lỗi do sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu.
Cách sửa: - Sắp xếp lại trật tự các vế trong câu cho hợp lí.
→ Vì mặt trời mọc nên sương tan.
6. Lỗi sử dụng sai dấu câu.
Cách sửa: - Dùng dấu câu cho hợp lí.
→ Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó.
7. Câu mơ hồ về nghĩa.
Cách sửa: Tránh viết những câu mơ hồ về nghĩa.
→ Bộ đội đánh đồn, giặc chết như rạ.
8. Các vế trong câu chưa có sự liên kết về nghĩa.
Cách sửa: Cần tạo sự liên kết về nghĩa trong câu.
→ Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể
4. Củng cố
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Văn bản và các loại văn bản.
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
5. Dặn dò
- Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở. HS về nhà hệ thống lại theo cách của mình.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Ôn tập phần tập làm văn
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Ôn tập phần làm văn
- Giáo án Văn 10 bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Giáo án Văn 10 Bài viết số 7 (Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
- Giáo án Văn 10 bài Viết quảng cáo
- Giáo án Văn 10 bài Trả bài viết số 7
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)