Giáo án Văn 10 bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (tiết 1)

Giáo án Văn 10 bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (tiết 1)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.

- Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.

2. Kĩ năng

- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết: kĩ năng tóm tắt truyện, phân tích nhân vật truyền thuyết.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức đề cao cảnh giác trước kẻ thù, biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, cá nhân với cộng đồng.

- Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

4. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích vẻ đẹp hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng.

- Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.

3. Bài mới

● Hoạt động 1: Khởi động

Như các em đã biết, văn học dân gian là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động. Nó là một bộ phận vô cùng quan trọng trong nền văn học dân tộc, mang những giá trị to lớn. Văn học dân gian có rất nhiều thể loại trong đó mỗi thể loại đều có những nét đặc sắc thể hiện sự phong phú đa dạng về tri thức cũng như tâm hồn tình cảm của người dân lao động. Để hiểu sâu sắc về thể loại truyền thuyết, hôm nay chúng ta tiến hành đọc hiểu một tác phẩm rất tiêu biểu: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ.

● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát:

HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời:

- Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì?

- Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết.

- Nêu đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết.

- Theo em truyền thuyết có phải là lịch sử không? Chúng khác nhau ở điểm nào? (truyền thuyết là lịch sử được lý tưởng hoá)

- Nêu xuất xứ của văn bản ?

HS đọc văn bản, chú ý thể hiện đúng tính cảm, tâm trạng, thái độ của các nhân vật qua một số câu nói, cố gắng thể hiện không khí lịch sử - truyền thuyết.

Giáo viên hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó theo chú thích chân trang

GV đặt câu hỏi:

- Trình bày bố cục văn bản? Nội dung của từng phần?

- Chủ đề của truyện là gì ?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

I. Tìm hiểu chung

1.Thể loại và xuất xứ văn bản

a) Thể loại: Truyền thuyết:

- Định nghĩa: Là truyện kể dân gian về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.

- Đặc trưng: có sự kết hợp:

+ Yếu tố lịch sử

+ Yếu tố hư cấu

- Giá trị, ý nghĩa:

+ Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc

+ Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.

- Môi trường diễn xướng:

+ Tại các địa danh có liên quan

+ Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội)

⇒ Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống.

b) Xuất xứ văn bản

- Truyện “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” được trích từ “Truyện Rùa vào cuối thế kỉ XV.

2. Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bèn xin hòa” An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước.

- Đoạn 2: Tiếp đó đến … dẫn vua xuống biển: Cảnh nước mất nhà tan.

- Đoạn 3: Còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai-nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu.

3. Chủ đề

Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nước mất nhà tan. Đồng thời thể hiện thái độ tình cảm của tác giả dân gian đối với từng nhân vật.

- Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào?

- An Dương xây thành thành công nhờ vào yếu tố gì? (nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, kiên trì, trọng nhân tài)

- Xây thành xong An Dương Vương nói gì với Rùa Vàng? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này? (có trách nhiệm với đất nước)

- Chi tiết Rùa Vàng và nỏ thần mang ý nghĩa gì? (kì ảo hóa sự nghiệp chính nghĩa, kì ảo hóa vũ khí bí mật quốc gia)

- Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với nhà vua như thế nào?

- Qua phân tích em nhận xét ADV là một vị vua như thế nào ?

II. Đọc - hiểu văn bản

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước

* Xây thành

- Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.

- Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.

- Lắng nghe cụ già, mời sứ Thanh Giang giúp đỡ.

⇒ có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác

* Chế nỏ

- Nhà vua băn khoăn: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”

- Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ.

⇒ được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.

*Bảo vệ đất nước: dùng nỏ thần đánh bại quân Đà.

⇒ Sự trợ giúp của thần linh: nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và các chiến công

⇒ An Dương Vương là 1 vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm được thần linh và nhân dân ủng hộ. ⇒ Bài học: Dựng nước phải đi liền với giữ nước ( dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn).

● Hoạt động 3: Luyện tập

- Tại sao An Dương Vương lại dễ dàng chiến thắng kẻ thù xâm lược trong giai đoạn này?

- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:

+ Có thành ốc kiên cố.

+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.

+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ, ý thức trách nhiệm cao với đất nước.

4.Củng cố

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu 1 câu chuyện cụ thể.

- Nhân vật An Dương Vương với chiến công xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà trong giai đoạn đầu.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tiếp tục tìm hiểu về nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên