Giáo án Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện mới nhất
Giáo án Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
+ Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu A.
2. Kĩ năng:
+ Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
3. Thái độ:
+ Trung thực, nghiêm túc trong hợp tác nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực HS
a)Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 2 pin (1, 5 V), 1 bóng đèn pin, 1 biến trở, 1 ampe kế to dùng cho thí nghiệm chứng minh, 4 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
Mỗi nhóm HS: 2 pin (1, 5 V , bóng đèn , 1 ampe kế, 1 công tắc, 4 dây nối.
III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra: (không)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
ĐVĐ giống phần mở bài trong sách. dựa vào tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện để xác định dòng điện đó mạnh hay yếu tức là xác định cường độ dòng điện.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết được khi tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện. Giới thiệu hình 24. 1 và các tác dụng của các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong mạch điện này. Thông báo ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu. Biến trở dùng để thay đổi dòng điện trong mạch. GV thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện như SGK Số chỉ của ampe kế cho biết giá trị của cường độ dòng điện,ký hiệu bằng chữ I Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, ký hiệu là chữ A. Để đo cường độ dòng điện nhỏ người ta dùng đơn vị miliampe, ký hiệu mA 1mA = 0,001A; 1A = 1000mA HĐ3: Tìm hiểu ampe kế HS tìm hiểu ampe kế thật hay qua hình 24. 2 theo các nội dung trong SGK trả lời C1 C1: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của ampe kế hình 24. 2a, 24. 2b b. Hãy cho biết ampe kế nào ởhình 24. 2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số c. Các chốt nối dây dẫn cuă ampe kế có ghi dấu gì? d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em HĐ4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện Cho HS thực hiện từng nội dung III 1. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 24. 3 trong đó ampe kế được ký hiệu là: 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết ampe kế của nhóm mình có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? 3. Mắc mạch như hình 24. 3. Trong đó cần phải mắc chốt (+) của ampe kế vào cực dương của nguồn điện. 4. Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế. 5. Đóng công tắc, để cho kim của ampe kế đứng yên. Đặt mắt để cho kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện. I1 = ……A. Quan sát độ sáng của đèn. 6. Sau đó dùng nguồn điện của hai pin mắc liên tiếp và tiến hành tương tự. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I2 =. . . . A Quan sát độ sáng của bóng đèn. C2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa đọ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . . . . . . . thì đèn càng . . . . . . |
HS quan sát GV làm TN dch chuyển con chạy của biến trở. HS quan sát chỉ số ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, đèn sáng yếu. Và ghi nhận xét như yêu cầu của SGK HS tìm hiểu ampe kế 24. 2a: GHĐ: 100mA; ĐCNN: 10mA 24. 2b 6A; 0,5A b. Ampe kế hình 24. 2a, 24. 2b dùng kim chỉ thị và ampe kế 24. 2c hiện số c. Có ghi”+” dấu dương;”-” là dấu âm. d. HS trả lời theo từng trường hợp cụ thể 2. Tùy vào GHĐ của mỗi ampe kế để chọn ampe kế thích hợp với vật cần đo cường đo. ä 3. Nhóm mắc theo sơ đồ. 4. Dùng vít vặn để điều chỉnh. 5. Đọc giá trị I1 và quan sát độ sáng của bóng đèn. 6. Đọc giá trị I2 và quan sát độ sáng của bóng đèn. C2: Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . lớn. thì đèn càng . . . . sáng. . Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . nhỏ. thì đèn càng . . tối. C3: 0. 175A = 175mA; 0,38A = 380mA; 280mA = 0,280A; C4: Chọn GHĐ đo cường độ 15mA; Chọn 2A để đo 1,2A C5: Sơ đồ a |
I. Cường độ dòng điện 1 Quan sát TN của GV Đèn sáng càng mạnh thì chỉ só ampe kế càng lớn. 2. Cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện được kí hiệu là I. - Số chỉ am pe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A 1mA = 0,001 A 1A = 1000 mA II. Ampe kế Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện III. Đo cường độ dòng điện Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là
A. V
B. A
C. U
D. I
Đáp án
Cường độ dòng điện được kí hiệu là I ⇒ Đáp án D
Bài 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:
A. cường độ dòng điện
B. hiệu điện thế
C. công suất điện
D. điện trở
Đáp án
Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện ⇒ Đáp án A
Bài 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?
A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Đáp án
Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện ⇒ Đáp án B
Bài 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.
Đáp án
Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt ⇒ Đáp án A.
Bài 5: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
Đáp án
Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng mạnh ⇒ Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn có liên hệ với nhau ⇒ Đáp án D
Bài 6: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A
Đáp án
Ampe kế phải có giới hạn đo ⟩ 0,35A.⇒ Có 3 trường hợp thỏa mãn với trường hợp 2A và 1A nếu dùng thì sai số lớn ⇒ Ta dùng Ampe kế có GHĐ là 0,5A ⇒ Đáp án B
Bài 7: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:
A. 32 A
B. 0,32 A
C. 1,6 A
D. 3,2 A
Đáp án
Độ chia nhỏ nhất của ampe kế này là: 5⁄25 = 0,2A
Khi kim chỉ thị ở khoảng thứ 16 thì số chỉ của ampe kế là: 0,2.16 = 3,2 A
⇒ Chọn D
Bài 8: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?
A. 1,28A = 1280mA.
B. 32mA = 0,32A.
C. 0,35A = 350mA.
D. 425mA = 0,425A.
Đáp án
32 mA = 0,032 A ⇒ Đáp án B
Bài 9: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Đáp án
Trên ampe kế không có sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện ⇒ Đáp án B
Bài 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
Đáp án
Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA ⇒Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Yêu cầu HS vận dụng trả lới C4, C5.
Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5. chốt lại câu trả lời đúng.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
C4: 2-a; 3-b; 4-c.
C5: Hình a, vì chốt dương của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Làm bài tập
Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?
A. 0,3A
B. 1,0A
C. 250mA
D. 0,5A
Lời giải:
Đáp án: D
Vì chỉ cần chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.
5. Dặn dò (1’):
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước và chuẩn bị cho bài sau: “Hiệu Điện Thế”.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)