Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế mới nhất
Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
+ Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
2. Kĩ năng:
+ Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
3. Thái độ:
+ Ổn định, nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực HS
a)Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mỗi nhóm: 2 pin 1,5 V, 1 vôn kế, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối.
III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
Dòng điện càng mạnh thì cđdđ như thế nào ? Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì? Đơn vị đo cđdđ? Dụng cụ đo cđdđ.
Đáp án:
- Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn. (3 đ)
- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. (3 đ)
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA. (2 đ)
- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế. (2 đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Chúng ta đã học về dòng điện và nguồn điện. Nguồn điện có khả năng gì?
Cho HS đọc phần mở bài để vào nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
+ Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
HĐ2: Tìm hiểu hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế. Thông báo nội dung về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. Người ta nói giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu V; Người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV). Ghi bảng. 1mV = 0,001 V; 1kV = 1000V. C1: Hãy ghi các giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch điện. - Pin tròn: ………………. V - Acquy của xe máy:……. . V - Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà:………………. V HĐ3: Tìm hiểu vôn kế. Cho học sinh đọc sách giáo khoa. Ghi bảng. C2: Tìm hiểu vôn kế. 1. Trên mặt vôn kế có ghi chữ gì? 2. Trong các vôn kế ở hình 25. 2, vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số? 3. Cho bảng 1 (trang 69). Ghi đầy đủ vào bảng. 4. Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu gì? Hình 25. 3. 5. Hãy nhận biết chốt điều chỉnh kim của vôn kế mà em có. HĐ4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. Ghi bảng. Cho học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa ở nội dung mục III. 1. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 25. 3, trong đó vôn kế kí hiệu là 2. Kiểm tra xem vôn kế của nhóm em có giới hạn đo là bao nhiêu, có phù hợp để đo hiệu điện thế 6V hay không? 3. Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0 và mắc mạch điện như hình 25. 3. 4. Công tắc bị ngắt và mạch hở. Đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 đối với pin 1, pin 2. C3: Từ bảng 2, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận. HĐ5: Vận dụng. Ghi bảng. |
HS thu thập thông tin từ thông báo của GV, SGK, Xem lại hình 19. 2 trang 54 SGK ghi số vôn tương ứng với các nguồn điện. C1: - Pin tròn: 1. 5 V. - Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V. - Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V. Học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa, làm việc theo các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C2. 1. Trên mặt vôn kế có ghi chữ V. 2. Vôn kế hình 25. 2a và b dùng kim. Vôn kế hình 25. 2c hiện số. 3.
4. Mỗi chốt của vôn kế có ghi dấu”+” (cực dương) và dấu”-” (cực âm). 5. (Học sinh trả lời, giáo viên xác nhận và bổ sung). Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C3. 1. 2. Học sinh trả lời theo thực tế dụng cụ đo. 3. Nhóm tự kiểm tra, điều chỉnh kim và mắc mạch điện theo sơ đồ trên. 4. Nhóm học sinh thí nghiệm và ghi số liệu vào bảng 2. C3: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện. |
I. Hiệu điện thế Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. II. Vôn kế Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. Số vôn ghi trêm mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo
A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.
Đáp án
Câu sai: Hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện ⇒ Đáp án D
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở.
A. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện
B. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
C. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
D. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
Đáp án
Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở:
Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện ⇒ Đáp án A
Bài 3: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
A. 314 mV
B. 5,8 V
C. 1,52 V
D. 3,16 V
Đáp án
Do ĐCNN của vôn kế là 0,2 chỉ có 1 thừa số sau dấu phẩy mà 5,8 là bội của 0,2
⇒ Đáp án B
Bài 4: Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây mắc đúng ?
A. Sơ đồ a
B. Sơ đồ b
C. Sơ đồ c
D. Sơ đồ d
Đáp án
Vôn kế ở sơ đồ b mắc đúng ⇒ Đáp án B
Bài 5: Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. Vôn (V)
B. Ampe (A)
C. Milivôn (mV)
D. Kilovôn (kV)
Đáp án
Ampe là đơn vị của cường độ dòng điện ⇒ Đáp án B
Bài 6: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
A. Kích thước của vôn kế
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Đáp án
Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là kích thước của vôn kế ⇒ Đáp án A
Bài 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
A. Điện thế
B. Hiệu điện thế
C. Cường độ điện thế
D. Cường độ dòng điện
Đáp án
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế ⇒ Đáp án B
Bài 8: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:
A. 100 V hay 200 V
B. 110 V hay 220 V
C. 200 V hay 240 V
D. 90 V hay 240 V
Đáp án
Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là 110 V hay 220 V ⇒ Đáp án B
Bài 9: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:
A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V
B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V
C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V
D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V
Đáp án
Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V ⇒Đáp án D
Bài 10: Chọn câu sai
A. 1V = 1000mV
B. 1kV = 1000mV
C. 1mV = 0,001V
D. 1000V = 1kV
Đáp án
1kV = 1000 V ⇒ Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
C4: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
C5: Hình 25. 4. Cho biết:
a. Dụng cụ này có tên là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó?
b. GHĐ và ĐCNN của dụng cụ?
c. Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị bao nhiêu?
d. Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị bao nhiêu?
C6: Dùng vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đã cho?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
C4:
a. 2. 5V = 2500mV
b. 6kV = 6000V
c. 110V = 0,110kV
d. 1200mV = 1. 2V
C5:
a. Dụng cụ này là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó.
b. GHĐ là 30V và ĐCNN là 1V.
c. Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị là 3V.
d. Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị là 28V.
C6: GHĐ 5V đo nguồn điện có số ghi ở vỏ 1. 5V.
GHĐ 10V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ là 6V.
GHĐ 20V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ 12V.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Trên vỏ của một acquy có ghi 12V. Số vôn này có ý nghĩa gì nếu acquy còn mới?
Số vôn này có ý nghĩa là giá trị hiệu điện thế giữa 2 cực của acquy khi chưa mắc vào mạch là 12V.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 30: Tổng kết chương III: Điện học
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)