Giáo án Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu mới nhất
Giáo án Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được các nguồn nhiên liệu
- Phát biểu được định nghĩa của năng suất toả nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu.
- Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức nhiệt lượng
2. Kề kĩ năng.
Vận dụng công thức giải một số bài tập liên quan.
3. Về thái độ: Tập trung làm việc.
4. Định hướng phát triển năng lực.
a. Năng lực chung
- Quan sát, dự đoán, phân tích tổng hợp, xử lí số liệu để đưa ra kết luận khoa học.
- Hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Sử dụng thuật ngữ xúc tích, chính xác khoa học phù hợp với bộ môn khoa học tự nhiên.
b. Năng lực chuyên môn: Năng lực làm thí nghiệm, và năng lực tính toán
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị hình 26.1và bảng năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Làm bài tập đầy đủ
- Chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Chữa bài 25.1,25.2
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp |
|
Tình huống học tập: Nhiên liệu là gì? Dựa vào đâu mà ta nói dầu hoả là nhiên liệu tốt hơn than đá, than đá là nhiên liệu tốt hơn củi? ⇒ Chúng ta vào bài mới. |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Biết được các nguồn nhiên liệu - Phát biểu được định nghĩa của năng suất toả nhiệt. -Viết được công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu. - Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức nhiệt lượng Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nhiên liệu và năng suất tỏa nhiệt Mục tiêu: - Biết được các nguồn nhiên liệu - Phát biểu được định nghĩa của năng suất toả nhiệt. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
(?) Để có nhiệt lượng, người ta phải làm gì? (?) Em hãy lấy ví dụ về một vài nhiên liệu khác? GV: Đại lượng đặc trưng cho nhiệt lượng thu vào để 1kg chất tăng thêm 10C là nhiệt dung riêng. Vậy đại lượng đặc trưng cho nhiệt lượng toả ra của 1kg chất gọi là gì? -->Năng suất toả nhiệt (?) Các em quan sát bảng năng suât toả nhiệt của một số nhiên liệu,nói năng suất toả nhiệt của củi là10.106J/kg nghĩa là gì? |
- HS: Đo lực, đo quãng đường dịch chuyển. - HS: Đốt cháy củi, than... - HS: Xăng, dầu... |
I. Nhiên liệu – Năng suất toả nhiệt. 1. Khái niệm về nhiên liệu Để có nhiệt lượng, người ta phải đốt cháy nhiên liệu. 2. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. a. Khái niệm: là đại lượng đặc trưng cho nhiệt lượng toả ra của 1kg chất khi đốt cháy hoàn toàn. b. Kí hiệu: q c. Ý nghĩa: qcủi = 10.106J/kg nghĩa là 1kg củi đốt cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng là 10.106J. |
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra Mục tiêu:- Viết được công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu. - Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức nhiệt lượng Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
(?) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu phụ thuộc những yếu tố nào? (?) Biết 2 trong 3 đại lượng, ta tính đại lượng còn lại như thế nào? |
- HS: phụ thuộc khối lượng và năng suất toả nhiệt. - HS rút ra biểu thức tính m, q. |
I. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Q = q.m - m: Khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.(kg) - q: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.(J/kg)m:Khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.(kg) - Q: Nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu.(J) |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1. Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt? A. Nước bị đun nóng B. Nồi bị đốt nóng C. Củi bị đốt cháy D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt Đáp án C Câu 2. Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là: A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. Đáp án C Câu 3. Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng? A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt. B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện. C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật. Đáp án C Câu 4. Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q = 27.106 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than đá là: A. 324 kJ B. 32,4.106 J C. 324.106 J D. 3,24.105 J Đáp án C Câu 5 Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg. A. 9,2 kg B. 12,61 kg C. 3,41 kg D. 5,79 kg Đáp án B |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
(?) C1: Vì sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? (HD: dựa vào năng suất toả nhiệt của nhiên liệu) (?) Các em hoàn thành C2? |
- HS trả lời - HS trả lời |
III. Vận dụng C1: Vì qthan > qcủi C2: Tóm tắt: m1 = 15kg,q1 = 10.106J/kg m2 = 15kg,q2 = 27.106J/kg m3 = ? Giải: Nhiệt lượng than đá toả ra là: Q2 = q2.m2 = 15.27.106 = 405.106(J) Nhiệt lượng than đá toả ra là: Q1 = q1.m1 = 15.10.106 = 15.107(J) Nhiệt lượng toả ra là: Q = Q1 + Q2 = (40,5 + 15).107 = 55,5.107(J) Khối lượng dầu hoả cần dùng là: Q3 = q3.m3 |
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (5p) GV chiếu hình 26.2 và giới thiệu cho học sinh về cách khai thác dầu và khí đốt ở Vũng Tàu |
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập còn lại và nghiên cứu trước bài 27 “ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt”
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 2: Vận tốc
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)