Giáo án Vật Lí 8 Bài 6: Lực ma sát mới nhất
Giáo án Vật Lí 8 Bài 6: Lực ma sát mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm lực ma sát và các loại lực ma sát
- Nhận biết được các loại lực ma sát
- Biết được lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật.
- Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các trường hợp sinh ra các loại lực ma sát
- Hiểu được lực ma sát có lợi và có hại trong các trường hợp cụ thể
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:
- Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án, tranh vòng bi.
- Thiết bị thí nghiệm: 1 lực kế, miếng gỗ, quả cân
2. Đối với HS:
- Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 6.
- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là hai lực cân bằng? Làm bài tập 5.2 SBT.
- Quán tính là gì? Làm bài tập 5.3 SBT.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong phần mở đầu sgk 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV đặt vấn đề: Trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ. Em có nhận xét gì khi kéo xe bò. - Em có nhận xét gì về bánh xe bò, xe đạp, xe máy, ô tô... ở ngày hôm nay? ⇒ Vậy ổ bi có tác dụng gì? thì hôm nay chúng ta học bài mới. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung sgk 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đưa ra nhận xét: Kéo xe bò rất nặng - Các bánh xe đều có ổ bi |
Bài 6. LỰC MA SÁT |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm lực ma sát và các loại lực ma sát - Nhận biết được các loại lực ma sát - Biết được lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. - Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực ma sát (15 phút) |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: + Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? + Lực ma sát trượt có tác dụng như thế nào với chuyển động? + Tìm một số ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống? - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nghiên cứu về lực ma sát lăn theo các câu hỏi tương tự như đối với lực ma sát trượt và trả lời câu hỏi C3. - GV phát dụng cụ cho HS tiến hành thí nghiệm H6.2 theo nhóm. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Đọc số chỉ của lực kế khi vật chưa chuyển động? + Vật đứng yên chịu tác dụng của những lực nào? + Tại sao vật vẫn đứng yên khi chịu tác dụng của lực kéo? + Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? - Đưa ra nhận xét khi nào có lực ma sát nghỉ? Lực ma sát nghỉ có tác dụng gì? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng. - Các nhóm khác nhận xét kết quả thảo luận. - GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV - Thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV - Tiến hành thí nghiệm H6.2 theo nhóm. Thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng - Đại diện các nhóm nhận xét kết quả - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có) * C5: Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như linh kiện, bao xi măng... chuyển động cùng với băng truyền tải nhờ có lực ma sát nghỉ. - Trong đời sống, nhờ có ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ chân không bị trượt khi bước trên mặt đường. |
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật (10 phút) |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Chia 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này ⇒ Trả lời câu C6 và C7 - Ghi kết quả vào bảng phụ trong khoảng thời gian 3 phút - GV theo dõi và hướng dẫn HS 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng. - Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại - GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - GV nhận xét và cho điểm |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng - Đại diện các nhóm nhận xét kết quả * Lực ma sát có thể có hại - Lực ma sát có thể gây cản trở chuyển động, làm mòn các bộ phận chuyển động. * C6. a) Lực ma sát làm mòn đĩa xe và xích nên cần tra dầu vào xích để làm giảm ma sát b) Lực ma sát làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Biện pháp: Thay trục quay có ổ bi, tra dầu vào ổ bi. c) Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng. Biện pháp: dùng bánh xe để thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. * Lực ma sát có thể có ích - Khi làm những công việc cần có lực ma sát * C7. a) Bảng trơn, nhẵn quá thì không thể viết phấn lên bảng được. Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát. b) Không có ma sát thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần khi bị rung động. - Khi quẹt diêm, nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa. Biện pháp: Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát. c) Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được. Biện pháp: Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ô tô. ⇒ Các nhóm khác có ý kiến bổ sung (nếu có) |
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật 1. Lực ma sát có thể có hại: (sgk) 2. Lực ma sát có thể có lợi (sgk) |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Bài 1: Có mấy loại lực ma sát? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Có 3 loại lực ma sát: Ma sát nghỉ, ma sát lăn và ma sát trượt ⇒ Đáp án C Bài 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn không phải là lực ma sát ⇒ Đáp án C Bài 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Bài 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Bài 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường. C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng. Bài 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát khi đánh diêm. C. Ma sát tay cầm quả bóng. D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Bài 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát? A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác. B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. Bài 9: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Bài 10: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? A. Lăn vật B. Kéo vật C. Cả 2 cách như nhau D. Không so sánh được |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV hướng dẫn HS thảo luận làm C8, C9 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia 4 nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút + Nhóm 1, 2 làm C8 + Nhóm 3, 4 làm C9 - GV theo dõi và hướng dẫn HS 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng. - Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại - GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng - Đại diện các nhóm nhận xét kết quả * C8. a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát này có ích. b) Lực ma sát giữa đường và lớp ôtô nhỏ, bánh xe bị quay trượt trên đường. Trường hợp này cần lực ma sát ⇒ ma sát có lợi. c) Giày mòn do ma sát giữa đường và giày. Lực ma sát trong trương hợp này có hại. d) Khía rãnh mặt lốp ôtô sâu hơn lớp xe đạp để tăng độ ma sát giữa lớp với mặt đường. Ma sát này có lợi e) Bôi nhựa thông để tăng ma sát, nhờ vậy nhị kêu to ⇒ có lợi. * C9: Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát bằng cách thay lực ma sát trượt bằng lực ma sát lăn. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm lực cản lên các vật chuyển động giúp các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy... - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có) |
III. Vận dụng
C6. Búp bê ngã về phía sau vì chân búp bê chuyển động theo xe nhưng thân chưa kịp chuyển động theo nên ngã về phía sau. C7. Búp bê ngã về phía trước vì chân búp bê không chuyển động theo xe nhưng thân vẫn muốn tiếp tục chuyển động nên ngã về phía trước. |
5. Củng cố:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Cho HS đọc phần: Có thể em chưa biết
- Yêu cầu HS tìm hiểu: Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy..) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
Gợi ý: Các loại xe khi lưu thông trên đường bánh xe ma sát với mặt đường và bị mòn đi. Khi đó lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường sẽ giảm có thể làm xe bị trượt trên đường gây tai nạn giao thông. Do đó phải kiểm tra thường xuyên lốp xe và thay lốp khi đã bị mòn..
6. Hướng dẫn về nhà:
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập SBT và nghiên cứu trước bài 7: “Áp suất”.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 7: Áp suất
- Giáo án Vật Lí 8 Tiết 9: Ôn tập
- Giáo án Vật Lí 8 Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (tiếp theo)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)