Phương pháp giải các dạng bài tập về Protein, Peptit (hay, chi tiết)
Bài viết Phương pháp giải các dạng bài tập về Protein, Peptit với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp giải các dạng bài tập về Protein, Peptit.
Phương pháp giải các dạng bài tập về Protein, Peptit (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Nắm chắc các tính chất của peptit và protein:
- Phản ứng thủy phân: Peptit và protein đều có thể thủy phân hoàn toàn thành các α – amino acid nhờ xúc tác axit hoặc bazo.
Lưu ý: peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazo và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó .
- Phản ứng màu biuret: trong môi trường kiềm , Cu(OH)2 tác dụng với peptit và protein cho hợp chất màu tím.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Thủy phân hoàn toàn một polypeptide X thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alaninee (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polypeptide là Met và đuôi của polypeptide là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số dipeptide Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Lời giải:
polypeptide + H2O → 2 mol glycine (Gly),1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.
Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các dipeptide Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino acid trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.
Bài 2: Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptide? Viết công thức cấu tạo các tripeptide có thể hình thành từ glycine, alaninee và phenylalanineee (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Lời giải:
Có thể có các tripeptide
+) Gly – Ala –Phe
H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH
+) Gly – Phe – Ala
H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH
+) Ala – Gly – Phe
H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH
+) Ala – Phe – Gly
H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH
+) Phe – Gly –Ala
H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH
+) Phe – Ala – Gly
H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
Bài 3: Thủy phân 500 mg một protein chỉ thu được các amino acid sau:
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (A): 44 mg
CH3-CH(NH2 )-COOH (B): 178mg
(CH3 )2 CH-CH(NH2 )-COOH (C): 47 mg
HSCH2 CH(NH2 )COOH (D): 48 mg
HO-CH2-CH(NH2 )-COOH (E): 105 mg
HOOC-CH2-CH(NH2 )-COOH (F): 133 mg
H2 N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (G): 44 mg
Xác định tỉ số mol các amino acid trong phân tử protein.
Lời giải:
Tỉ lệ mol: A: B: C: D: E: F: G
= 1:6,68:1,342:1,325:3.34:3,34:1 = 3:20:4:4:10:10:3
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về protein?
A. Protein là những polypeptide cao phân tử có phân tửu khối từ vài chục ngàn đến vài triệu amu
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc ∝ - và β – amino acid
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 2: Thủy phân một peptit có cấu tạo như sau:
H2N – CH2 – CONH – CH(CH3) – CONH – CH(COOH) – CH2CH2COOH
Sản phẩm nào sau đây là không thể có sau khi thủy phân?
A. Glu – Gly
B. Alu – Glu
C. Ala
D. Gly – Ala
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 3: Chuỗi polypeptide có cấu tạo:
[-NH – CH(CH3) – CONH – CH(CH3) – CO -]
Là sản phẩm thu được của sự trùng ngưng hợp chất nào sau đây?
A. glycine
B. Glicocol
C. alanine
D. Axit aminocaproic
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 4: Khi tiến hành thủy phân protein đến cùng sẽ thu được khoảng bao nhiêu amino acid khác nhau?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ thu được hỗn hợp các amino acid
B. Phân tử khối của một amino acid (gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) luôn là số lẻ
C. Các amino acid đều tan trong nước
D. Dung dịch amino acid không làm quỳ tím đổi màu.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 6: Khi bị dây axit HNO3 lên da thì chỗ da đó có màu vàng. Giải thích nào đúng ?
A. Là do protein ở vùng da đó có phản ứng màu bure tạo màu vàng.
B. Là do phản ứng của protein ở vùng da đó có chứa gốc hydrocarbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
C. Là do protein tại vùng da đó bị đông tụ màu vàng dưới tác của axit HNO3.
D. Là do sự tỏa nhiệt của axit, nhiệt tỏa ra làm đông tụ protein tại vùng da đó.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 7: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polypeptide tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 8: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị a-amino acid được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản bằng enzim thu được các a-amino acid.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 9: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các muối của amino acid.
B. Phân tử khối của một amino acid (gồm 1 chức –NH2 và 1 chức –COOH) luôn là số lẻ.
C. Các amino acid đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino acid không làm giấy quỳ đổi màu.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol valine (Val) và 1 mol phenylalaninee (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được dipeptide Val-Phe và tripeptide Gly-Ala-Val nhưng không thu được dipeptide Gly-Gly. Chất X có công thức là :
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Lời giải:
Đáp án: C
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, amino acid
- Dạng 2: Nhận biết Amin, amino acid
- Dạng 3: Các phản ứng hóa học của Amin, amino acid
- Dạng 4: Tính chất của Amin, amino acid
- Dạng 5: Cách xác định công thức Amin, amino acid
- Dạng 6: Các dạng bài tập về Amin, amino acid
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều