Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Tài liệu Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Cặp oxi hóa – khử

- Dạng oxi hóa (Mn+) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử Mn+/M.

           Mn+    +    ne    M

 Dạng oxi hóa          Dạng khử ⇒ Cặp oxi hóa – khử: Mn+/M (Dạng oxi hóa/ Dạng khử)

- Một kim loại có thể có nhiều cặp oxi hóa – khử và dạng khử có thể là cation.

VD: Na+/Na, Mg2+/Mg, Al3+/Al, Fe2+/Fe, Fe3+/Fe, Fe3+/Fe2+, …

II. Thế điện cực chuẩn

1. Điện cực và thế điện cực chuẩn

♦ Khi nhúng thanh kim loại (M) vào dung dịch muối của kim loại đó (Mn+) sẽ tạo thành một điện cực.

VD: Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối chứa Zn2+ sẽ tạo thành điện cực kẽm.

        Nhúng thanh Cu vào dung dịch muối chứa Cu2+ sẽ tạo thành điện cực đồng.

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

♦ Ở mỗi điện cực sẽ xuất hiện một đại lượng đặc trưng về điện thế gọi là thế điện cực (E).

Quảng cáo

♦ Thế điện cực đo ở điều kiện chuẩn (nồng độ ion kim loại là 1 M, nhiệt độ 25 oC) thì được gọi là thế điện cực chuẩn của kim loại. Kí hiệu: EMn+/M0, đơn vị là volt (V).

- Bằng cách đo sự chênh lệch điện thế giữa điện cực cần đo với điện cực hydrogen ở điều kiện chuẩn người ta xác định được thế điện cực chuẩn của điện cực đó (quy ước: E2H+/H2o=0V).

Cặp

Oxi hóa – khử

Na+/Na

Mg2+/Mg

Al3+/Al

Zn2+/Zn

Fe2+/Fe

Ni2+/Ni

Sn2+/Sn

Pb2+/Pb

EMn+/M0(V)

- 2,713

-2,356

-1,676

-0,672

-0,44

-0,257

-0,137

-0,126

Cặp

Oxi hóa – khử

2H+/H2

Cu2+/Cu

Fe3+/Fe2+

Ag+/Ag

Hg2+/Hg

Pt2+/Pt

Au3+/Au

 

EMn+/M0(V)

0,000

+0,34

+0,771

+0,799

+0,853

+1,188

+1,52

 

- Giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử của dạng khử, khả năng oxi hóa của dạng oxi hóa trong điều kiện chuẩn.

- Giá trị thế điện cực chuẩn càng lớn thì dạng khử có tính khử càng yếu, dạng oxi hóa có tính oxi hóa càng mạnh và ngược lại.

2. Ý nghĩa của thế điện cực chuẩn

a. So sánh tính khử, tính oxi hóa giữa các cặp oxi hóa – khử

- Nếu EXm+/Xo<EYn+/YoTính oxi hóa ca Xm+ yếu hơn tính oxi hóaYn+.Tính kh caX mnh hơn tính kh caY

- Các cặp oxi hóa – khử được xếp thành một dãy theo chiều tăng dần thế điện cực chuẩn gọi là dãy điện hóa của kim loại:

Quảng cáo

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

b. Dự đoán chiều phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử (quy tắc alpha)

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

III. Pin điện hóa

1. Phản ứng oxi hóa – khử và dòng điện

- Phản ứng oxi hóa – khử luôn kèm theo sự chuyển dịch electron từ chất khử sang chất oxi hóa. Nếu các quá trình oxi hóa, quá trình khử xảy ra trên hai điện cực và electron được truyền từ chất khử sang chất oxi hóa gián tiếp qua dây dẫn thì năng lượng của phản ứng hóa học sẽ chuyển thành năng lượng điện.

2. Pin Galvani

(a) Cấu tạo

- Một pin Galvani gồm hai cặp oxi hóa – khử khác nhau và thường có cấu tạo như hình bên.

- Pin Galvani Zn – Cu gồm hai điện cực Zn và Cu: Hai thanh kim loại nối với nhau bằng dây dẫn qua vôn kế, hai dung dịch nối với nhau qua cầu muối.

(b) Nguyên tắc hoạt động

- Dựa trên phản ứng oxi hóa – khử tự diễn biến, trong đó electron chuyển từ cực âm sang cực dương thông qua một dây dẫn điện.

- Phản ứng hóa học diễn ra trong pin kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng.

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

 

Anode (-) (Zn)

Cathode (+) (Cu)

 

 

- Anode: cực âm, chứa kim loại mạnh hơn, xảy ra quá trình oxi hóa.

- Quá trình oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e

- Cathode: cực dương, chứa kim loại yếu hơn, xảy ra quá trình khử.

- Quá trình khử: Cu2+ + 2e → Cu

 

 

- Phản ứng diễn ra trong pin: Zn(s) + Cu2+(aq) → Zn2+(aq) + Cu(s)

- Trong quá trình pin hoạt động, cầu muối cho phép các ion di chuyển qua, do đó vừa đóng kín mạch điện, vừa trung hòa điện của mỗi dung dịch.

 

         
Quảng cáo

(c) Sức điện động của pin điện hóa

- Sức điện động chuẩn của pin điện hóa: 

3. Lắp ráp một pin đơn giản

♦ Chuẩn bị

- Hóa chất: Các thanh kim loại: Zn, Cu, Fe; quả chanh, quả cam, củ khoai tây, …

- Dụng cụ: Dây điện có sẵn kẹp cá sấu hai đầu, vôn kế.

♦ Tiến hành

- Chọn hai điện cực là hai kim loại khác nhau. VD: Thanh kẽm và thanh đồng.

- Cắm hai thanh kim loại vào quả chanh.

- Nối cực âm của vôn kế với thanh kẽm và cực dương của vôn kế với thanh đồng.

Thế điện cực và nguồn điện hóa học lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

♦ Yêu cầu: Đo sức điện động của pin đã lắp theo mô hình trên.

♦ Chú ý: Không để hai thanh kim loại tiếp xúc với nhau.

IV. Một số loại pin khác

 

Acquy chì

Pin nhiên liệu

Pin Mặt Trời

Đặc điểm

- Acquy được sử dụng phổ biến trong các phương tiện giao thông, thiết bị lưu, phát điện.

- Có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách sạc điện.

- Là loại pin biến đổi trực tiếp hóa năng thành điện năng nhờ quá trình oxi hóa gián tiếp nhiên liệu (hydrogen, ethanol, …) bằng chất oxi hóa (thường là oxygen).

- Là loại pin biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng gồm nhiều tấm vật liệu bán dẫn (phổ biến là silicon) được ghép nối với nhau.

Ưu điểm

- Dễ sản xuất, giá thành thấp.

- Hoạt động ổn định.

- Dễ thu hồi sulfuric acid và chì để tái chế.

- Điều chỉnh được cường độ dòng điện nhờ thay đổi tốc độ dòng nhiên liệu.

- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao, lượng chất phát thải ít và dễ kiểm soát.

- Là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.

- Tận dụng được năng lượng vô tận của Mặt Trời.

Nhược điểm

- Nặng, tuổi thọ thấp (khoảng 1 năm).

- Gây ô nhiễm môi trường và ngộ độc chì ở các làng nghề tái chế acquy cũ.

- Giá thành cao.

- Sản xuất khá phức tạp, giá thành cao.

- Cần nhiều ánh nắng nên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.

- Các tấm pin Mặt Trời hết hạn sử dụng có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường.

 * Bài tập tự luận

Câu 1. [CD – SBT] Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau.

(a) Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một …(1)… kim loại tạo nên cặp …(2)… của kim loại đó. Dạng oxi hóa là dạng …(3)… electron và dạng khử là dạng …(4)… electron.

(b) Trong phản ứng: Zn(s) + Ni2+(aq) Zn2+(aq) + Ni(s) , chất oxi hóa là …(1)…, chất khử là …(2)… Cặp oxi hóa-khử của nguyên tố kim loại Ni là …(3)… và cặp oxi hóa khử của kim loại Zn là …(4)…

Câu 2. [CD – SBT] Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

(a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng …(1)… và tính khử của dạng khử càng …(2)… Ngược lại, cặp oxi hóa – khử nào có thế điện cực chuẩn càng …(3)… thì tính khử của dạng khử càng …(4)… và tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng …(5)…

(b) Thế điện cực chuẩn (Eo) của cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và của cặp Cu2+/Cu lần lượt là -0,440V và 0,340V. Ion Fe2+ có tính …(1)… yếu hơn ion Cu2+ và Fe có tính …(2)… mạnh hơn Cu. Vậy ở điều kiện chuẩn, …(3)… có thể khử …(4)… về …(5)… nhưng ion Fe2+ không thể …(6)… được Cu.

Câu 3. [CD – SBT] Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.

(a) Nguồn điện ...(1)... là một loại nguồn điện được tạo ra bằng cách sử dụng các phản ứng hoá học để tạo ra ...(2)....

(b) Phản ứng trong pin điện hoá diễn ra trong điều kiện …(1)... (tương ứng với hai điện cực) ở hai khu vực khác nhau được nối với nhau bởi dây dẫn. Khi đó, dòng electron được chuyển gián tiếp từ ...(2)... sang chất oxi hoá thông qua dây dẫn điện, ta có pin ...(3)....

Câu 4. [CD – SBT] Bảng dưới đây mô tả các thành phần của pin Galvani và vai trò của từng thành phần. Hoàn thiện những thông tin còn thiếu trong bảng sau.

Thành phần

Vai trò

Ví dụ

 

Nơi diễn ra phản ứng khử

 

Điện cực âm (anode)

 

Zn

Dung dịch chứa ion của điện cực âm

Môi trường cho phản ứng oxi hoá

 

 

Môi trường cho phản ứng khử

Dung dịch AgNO3

 

 

KNO3

Câu 5. [KNTT - SGK] Viết bán phản ứng hoặc cặp oxi hoá - khử còn thiếu trong bảng dưới đây vào vở:

Bán phản ứng

Cặp oxi hoá - khử

Bán phản ứng

Cặp oxi hoá - khử

Na+ + 1e   ⇌      Na

 

 

2H+/H2

 

Al3+/Al

Ag+ + 1 e   ⇌   Ag

 

Fe2+ + 2e   ⇌     Fe

 

 

Au3+/Au

Câu 6. [KNTT - SGK] Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Na+/Na, Mg2+/Mg, Zn2+/Zn, Al3+/Al, Fe2+/Fe, Ag+/Ag, 2H+/H2, Cu2+/Cu. Sắp xếp các cặp oxi hoá - khử trên theo chiều giảm dần tính khử của dạng khử.

Câu 7. Cho các kim loại: Al, Ag, Fe, Cu, Mg, Na, K, Zn. Hãy sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự tính khử giảm dần.

Câu 8. Cho các cation kim loại: Ag+, Na+, Fe2+, Fe3+, Al3+, Cu2+, Mg2+. Hãy sắp xếp các cation kim loại trên theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần.

Câu 9. [CTST - SGK] Cho các kim loại: K, Mg, Al, Ag. Hãy viết các cặp oxi hoá – khử tạo bởi các kim loại đó và dựa vào bảng giá trị thế điện cực chuẩn, sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hoá của các ion kim loại tương ứng.

Câu 10. [KNTT - SGK] Cho đinh sắt (iron) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid, thu được muối iron(II) chloride và khí hydrogen.

(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng ở dạng ion thu gọn.

(b) Xác định các cặp oxi hoá - khử trong phản ứng trên.

Câu 11. [CD - SGK] Kim loại M tan được trong dung dịch HCl 1M ở 25oC tạo muối MCln và H2. Hãy so sánh giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M và 2H+/H2. Giải thích.

Câu 12. [CTST - SGK] Xác định chiều cảu các phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử: Cu2+/Cu, Zn2+/Zn, và Ag+/Ag ở điều kiện chuẩn. Giải thích và viết phương trình hóa học.

Câu 13. [KNTT - SGK] Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hoá - khử sau:

(a) Ni2+/Ni và 2H+/H2.

(b) Fe2+/Fe và Cu2+/Cu.

(c) Zn2+/Zn và Au3+/Au.

(d) Mg2+/Mg và Cu2+/Cu.

(e) Zn2+/Zn và Fe2+/Fe.

(g) Ag+/Ag và Au3+/Au.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên