Cách nhận biết glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose (hay, chi tiết)
Bài viết Cách nhận biết glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách nhận biết glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose.
Cách nhận biết glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài tập về phản ứng lên men tinh bột, glucose - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
a. glucose
+ Có tính chất của rượu đa (làm tan Cu(OH)2)
+ Có tính chất của andehit (có thể nhận biết bằng phản ứng tráng bạc,...)
b. fructose
+ Có tính chất của rượu đa ⇒ dùng Cu(OH)2 để nhận biết
+ Ngoài ra trong môi trường bazơ, fructose chuyển thành glucose nên fructose bị oxi hóa bởi phức bạc – amonia (phản ứng tráng bạc) hay Cu(OH)2 đun nóng.
c. saccharose
+ Có tính chất của rượu đa chức (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam).
+ Không tham gia phản ứng tráng bạc (nên gọi là đường không khử).
+ Tuy nhiên saccharose bị thủy phân tạo ra glucose và fructose nên sản phẩm thủy phân tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/to
d. maltose
+ Có tính chất của rượu đa (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam)
+ Có tính khử tương tự glucose (phản ứng tráng bạc; tác dụng với Cu(OH)2/to).
+ Bị thủy phân tạo ra glucose
Ví dụ minh họa
Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucose và saccharose.
Lời giải:
Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucose, chất còn lại là saccharose.
Bài 2: Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: saccharose, maltose, glycerol, aldehyde acetic.
Lời giải:
Bài 3: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.
a) glucose, glycerol, ethanol, acetic acid.
b) fructose, glycerol, ethanol.
c) glucose, fomanđehit, ethanol, acetic acid.
Lời giải:
a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là acetic acid.
- Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là ethanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucose.
+) Dung dịch vẫn màu xanh là glycerol.
b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là ethanol.
- Mẫu thử vẫn có màu xanh là glycerol.
- Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructose.
c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là acetic acid. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucose.
- Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để phân biệt glucose và fructose thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
C. Dung dịch nước brom
D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc
Lời giải:
Đáp án: C
Chỉ glucose làm mất màu dd Br2 , còn fructose thì không
Bài 2: Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao(CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch I2 (cồn iot)
D. Dung dịch quì tím
Lời giải:
Đáp án: C
Ta dùng dd I2 khi đó bột gạo (chín) sẽ tạo màu xanh tím
Bài 3: Cho bốn ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucose, glycerol, ethanol. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết chúng?
A. Cu(OH)2 trong kiềm đun nóng.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Kim loại natri
D. Dung dịch nước brom
Lời giải:
Đáp án: A
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là ethanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+ Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucose.
+ Dung dịch vẫn màu xanh là glycerol.
Bài 4: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, aldehyde acetic, glucose. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
A. Qùy tím và AgNO3/NH3
B. CaCO3/Cu(OH)2
C. CuO và dd Br2
D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
Lời giải:
Đáp án: D
- AgNO3/NH3 nhận biết aldehyde acetic.
- Cu(OH)2 phân biệt được glucose và glycerol khi đun nhẹ.
Bài 5: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt tất cả các dung dịch nào sau đây?
A. glucose, maltose, glycerol, aldehyde acetic.
B. glucose, lòng trắng trứng, glycerol, ancoletylic
C. Lòng trắng trứng, glucose, fructose, glycerol
D. saccharose, glycerol, aldehyde acetic, ethyl alcohol
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 6: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết tinh bột?
A. Cu(OH)2
B. AgNO3/NH3
C. Br2
D. I2
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 7: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. glucose và maltose
B. glucose và glycerol
C. saccharose và glycerol
D. glucose và fructose
Lời giải:
Đáp án: B
glucose có phản ứng tạo kết tủa bạc, glycerol không phản ứng.
Bài 8: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccharose, maltose, ethanol và formalin.
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. Br2
D. Dd NaOH
Lời giải:
Đáp án: A
Chọn thuốc thử Cu(OH)2/OH-
- Dùng Cu(OH)2 nguội nhận ra saccharose và maltose (do tạo phức tan màu xanh lam) (nhóm I)
- Còn ethanol và formalin không phản ứng (nhóm 2).
- Cho mẫu thử ở mỗi nhóm tác dụng với Cu(OH)2 có đun nóng.
- Chất phản ứng, tạo kết tủa đỏ gạch là maltose (đối với nhóm 1) và formalin (đối với nhóm 2).
Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nhận định sai là
A. Phân biệt glucose và saccharose bằng phản ứng tráng gương.
B. Phân biệt tinh bột và cellulose bằng I2.
C. Phân biệt saccharose và glycerol bằng Cu(OH)2.
D. Phân biệt glucose và saccharose bằng phản ứng tráng gương.
Câu 2: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucose, hồ tinh bột, glycerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch iodine.
B. dung dịch acid.
C. dung dịch iodine và phản ứng tráng bạc.
D. kim loại Na.
Câu 3: Để phân biệt các chất: Glucose, glycerol, acetic aldehyde, lòng trắng trứng và ethyl alcohol, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3
B. Cu(OH)2/OH
C. Dung dịch AgNO3/NH3
D. Dung dịch bromine
Câu 4: Để phân biệt saccharose, tinh bột và cellulose ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2HO4
B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iodine
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iodine
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2
Câu 5: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:
1 – Saccharose và dung dịch glucose
2 – Saccharose và maltose
3 – Saccharose, maltose và aldehyde acetic
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trong mỗi nhóm?
A. Cu(OH)2/NaOH.
B. AgNO3/NH3.
C. H2SO4.
D. Na2CO3.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Câu hỏi lý thuyết về tính chất của cacbohidrat
- Dạng 2: Các phản ứng hóa học của glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose
- Dạng 4: Phản ứng tráng bạc của glucose
- Dạng 5: Phản ứng thủy phân tinh bột, Cellulose
- Dạng 6: Xác định công thức phân tử cacbohidrat
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat có lời giải (cơ bản – phần 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều