Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 75 → trang 80 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX. Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.
Trả lời:
Trong cuộc chiến chốn thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu là một cây bút đóng vai trò quan trọng. Ông đã chiến đấu bằng ngòi bút, hòa mình trong chiến đấu của nhân dân và trở thành người phát ngôn trong phong trào yêu nước chống Pháp.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Đọc từ câu 3 đến câu 9. Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?
- Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ người nông dân gắn liền với ruộng đồng, hoàn toàn xa lạ với các vũ khí như khiên, giáo, mác...
- Lòng căm thù giặc sâu sắc đã thôi thúc họ ra trận.
2. Tưởng tượng: Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?
- Điều kiện chiến đấu khó khăn, quân trang của các nghĩa sĩ Cần Giuộc được trang bị thô sơ: manh áo vải, ngọn tầm vông...
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, tự hào với những chiến công họ đã làm được như: đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan lại...
3. Theo dõi: Hai câu 24,25 thể hiện tình cảm, cảm xúc của ai trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ?
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của những người dân chùa Tôn Thạnh, mẹ già khóc trẻ, vợ tìm chồng.
4. Suy luận: Hai câu 28, 29 cho thấy tác giả quan niệm như thế nào về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ?
- Dù đã ra đi nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định rằng linh hồn của các nghĩa sĩ vẫn còn sống mãi, linh hồn của các nghĩa binh vẫn tiếp tục để đồng hành cùng nhân dân để đánh giặc, ước nguyện trả đền nợ nước.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình ảnh của người nghĩa sĩ đã được thể hiện khái quát trong hai câu đầu của văn bản như thế nào?
Trả lời:
+ Người nông dân trở thành người nghĩa sĩ, yếu tố thời gian phản ánh sự chuyển biến, sự vùng dậy đấu tranh mau lẹ của người dân yêu nước.
+ Hoàn cảnh đất nước bị Pháp xâm lược và sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 đến câu 15 và làm rõ:
- Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (ví dụ: hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động và tinh thần chiến đấu…)
- Những điểm đặc sắc trong cách miêu tả, thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ.
Trả lời:
- Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ: là những người nông dân quanh năm côi cút làm ăn, hiền lành chất phác, ngòi bút tác giả vừa chân thực vừa sống động làm nổi lên cuộc sống bình dị khát vọng của người dân cày nghèo
- Điểm đặc sắc trong cách miêu tả, thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ:
+ Sử dụng một loạt các động từ gợi sức mạnh, tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ.
+ Bức tranh chiến trận thể hiện rõ tinh thần bão táp, hào hùng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích một đoạn hoặc một số câu trong bài mà theo bạn là đã thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Trả lời:
Phân tích đoạn: “Ôi thôi thôi” đến “Có linh xin hưởng”
- Đoạn trích thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với sự hi sinh của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Khẳng định chỉ mất đi về mặt thể xác, trong tâm trí của người dân Nam bộ nói riêng và trong lòng người Việt nói chung thì họ vẫn còn sống mãi.
Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tác dụng của ngôn ngữ, giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Trả lời:
- Giọng điệu đau xót, tiếc thương trước hành động chiến đấu và hi sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Giọng văn của bài tế như là tiếng khóc thương của tác giả, của dân tộc khi phải chứng kiến sự ra đi của những người anh hùng dân tộc.
Câu 5 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài văn tế.
Trả lời:
- Chủ đề: Ca ngợi sự dũng cảm, xót thương trước hành động hi sinh vì nghĩa lớn của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu quê hương, dất nước, lòng thương dân và lý tưởng nhân nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
- Vịnh Tản Viên sơn
- Thực hành tiếng Việt trang 82
- Trên đỉnh non Tản
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST