Soạn bài Xuân Diệu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Xuân Diệu trang 15, 16, 17 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Xuân Diệu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản nói về sự xuất hiện của Xuân Diệu với những đóng góp mới mẻ về thi pháp với những cách tân nghệ thuật giàu sáng tạo. Đồng thời thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời. Niềm say mê mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu ở Xuân Diệu đã dẫn đến một cách tân đặc sắc về cảm hứng, thi tứ, bút pháp; xây dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp điệu …
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu? Theo bạn, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển hay lãng mạn? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Trong đoạn trích, tác giả dùng những từ ngữ để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu như sau: yêu kiều, phong nhã, quyến rũ, có duyên, hiền lành, sự tinh vi
- Trong đoạn trích, tác giả dùng những hình ảnh để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu như sau: nguồn sống dào dạt, con cò của Xuân Diệu, sự bồng bột, tâm hồn phức tạp.
- Theo em, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác lãng mạn, bởi:
+ Từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc, gợi hình, gợi cảm, thường sử dụng hình ảnh thiên nhiên lãng mạn, như hoa, cỏ, trăng, sao,...
+ Tập trung vào cảm nhận cá nhân
+ Câu thơ có nhịp điệu êm dịu, sử dụng các biểu tượng, ẩn dụ để truyền tải cảm xúc, mơ mộng.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn nhận xét gì về cách tác giả so sánh hình ảnh “ con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh “con cò” trong thơ Vương Bột?
Trả lời:
- Hỉnh ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu ngoài sự quan sát còn có tâm tư, tình cảm, sự cảm nhận sâu sắc khác với hình ảnh “con cò” của Vương Bột chỉ có quan sát. Vì vậy nên có sự khác biệt.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): “Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tồi tàn và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy”. Hãy tìm hiểu thêm về phong trào Thơ mới để giải thích nhận định này của tác giả đoạn trích.
Trả lời:
- Phong trào Thơ mới được hình thành và phát triển trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi và tìm kiếm sự đổi mớ.
+ Thơ mới có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng phương Tây và các phong cách văn học tiên phong của thế kỉ 20 như tưởng tượng, biểu cảm cá nhân, tách biệt khỏi những quy tắc truyền thống.
- Hình ảnh “một người với y phục tồi tàn” và hình thức “phương xa”, đây là các miêu tả ẩn dụ, có biểu tượng thể hiện sự khác biệt và đổi mới mà phong trào Thơ mới mang lại.
=> Qua đó cho người đọc thấy có sự chia rẽ 2 phong trào thời bấy giờ, khi những người theo phong cách truyền thống không chấp nhận và có sự rụt rè trước sự đổi mới của phong trào Thơ mới.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 17
- Tiếng thu
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
- So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
- Ôn tập trang 28
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST