Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) trang 52 → trang 57 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đề bài (trang 52 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ở thời đại nào, trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng đều không thể tách rời các mối quan hệ gia đình và xã hội. Hình thành cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trong các mối quan hệ ấy có ý nghĩa rất quan trong đối với sự phát triển , hoàn thiện cuon người cá nhân, nhất là tuổi trẻ. Hãy vận dụng các thao tác, kĩ năng cơ bản đã được hình thành, rèn luyện ở Bài 3 – Lập luận trong văn bản nghị luận để bàn luận về quan niệm và cách ứng xử trong mối quan hệ mà bạn quan tâm.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu được vấn đề có ý nghĩa, liên quan đến cách ứng xử của tuổi trẻ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

- Thể hiện được quan điểm cá nhân và đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục về cách ứng xử trong mối quan hệ được bàn luận.

- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lập luận chặt chẽ, sắc bén.

Quảng cáo

- Khẳng định được tầm quan trọng của cách ứng xử đối với việc phát triển, hoàn thiện con người cá nhân và xây dựng cộng đồng.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Yêu là biết sống tốt đẹp hơn

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Nêu vấn đề cần bàn luận.

- Vấn đề cần bàn luận: Cách ứng xử của tuổi trẻ với tình yêu.

2. Tuổi trẻ và tình yêu trong bối cảnh hiện đại – những thuận lợi và hạn chế.

- Thuận lợi: có được sự bình đẳng, tự do trong tình yêu; tự do lựa chọn và chủ động tìm kiếm hạnh phúc.

- Hạn chế: nảy sinh không ít quan niệm về tình yêu và cách ứng xử lệch lạc

3. Phản bác ý kiến trái chiều và cách ứng xử tiêu cực trong tình yêu.

- Không tin những kẻ đó vì “quá yêu” mà không kiểm soát được bản thân.

- Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với sự bao dung và vị tha.

Quảng cáo

- Tình yêu là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và vượt lên chính mình.

4. Khẳng định những cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu

- Người biết yêu thực sự sẽ luôn đặt cuộc sống và hạnh phúc của người yêu lên vị trí hàng đầu.

5. Nhấn mạnh cách xử sự đúng đắn khi tình yêu không thành.

- Khi tình yêu không được đền đáp hoặc tan vỡ con người càng phải có trách nhiệm cao hơn để xứng đáng với tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng này.

6. Khẳng định ý nghĩa của việc xử sự đúng đắn trong tình yêu.

- Tình yêu mãi là món quà vô giá của cuộc sống. Yêu là phải biết sống đẹp hơn.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì?

Trả lời:

- Vấn đề được bàn luận trong bài viết: Tuổi trẻ và tình yêu.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những luận điểm nào được đưa ra trong bài viết?

Trả lời:

- Luận điểm được được ra:

+ So với các thế hệ trước, con người hiện đại đã có được sự bình đẳng, tự do trong tình yêu.

+ Nhưng cũng chính cuộc sống hiện đại đã làm nảy sinh không ít quan niệm về tình yêu và cách ứng xử lệch lạc, thậm chí “xấu xí” trong tình yêu.

+ Yêu không chỉ là nhớ nhung da diết, đắm say, nồng nàn mà trước hết phải biết sống có trách nhiệm với mình, với người yêu.

+ Yêu còn là phải biết sống sao cho xứng đáng với tình yêu.

+ Khi tình yêu không được đền đáp hoặc tan vỡ vì lí do nào đó, con người càng phải có trách nhiệm cao hơn để xứng đáng với tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng này.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Người viết đã sử dụng những loại lí lẽ, bằng chứng nào?

Trả lời:

- Dẫn chứng bằng cách liên hệ bản thân: “Ở trường tôi, có một đôi thường được nhiều lứa…đời thường

- Dẫn chứng thực tế từ những nhân vật nổi tiếng kết hợp với trích dẫn từ những tác phẩm văn học nổi tiếng: 

+ “Trên những trang nhật kí tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm,… Của một người nô lệ

+ “Tôi nhớ chàng trai với tâm hồn bị giằng xé….cho con mình

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ý kiến trái chiều nào đã được phản bác? Lí lẽ và bằng chứng được người viết dùng để phản biện có sức thuyết phục không?

Trả lời:

Ý kiến trái chiều:

* Văn bản "Yêu là biết sống đẹp hơn" không nêu ra trực tiếp ý kiến trái chiều nào. Tuy nhiên, có thể suy đoán một số ý kiến trái chiều tiềm ẩn như sau:

- Yêu không nhất thiết phải thay đổi bản thân: Một số người cho rằng yêu thương một người không đồng nghĩa với việc phải thay đổi bản thân để phù hợp với sở thích hay mong muốn của người đó. Họ cho rằng mỗi cá nhân cần giữ gìn bản sắc riêng biệt của mình trong mối quan hệ.

- Sống đẹp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác ngoài tình yêu: Một số người cho rằng con người có thể sống đẹp bởi nhiều lý do khác nhau, như đạo đức, trách nhiệm xã hội, mong muốn hoàn thiện bản thân, v.v. Họ không đồng ý với quan điểm cho rằng tình yêu là yếu tố duy nhất thúc đẩy con người sống đẹp hơn.

* Phản biện ý kiến trái chiều:

- Tác giả không trực tiếp phản bác những ý kiến trái chiều này. Tuy nhiên, qua nội dung văn bản, tác giả đã ngầm thể hiện quan điểm phản biện như sau:

+ Tình yêu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người thay đổi bản thân theo hướng tích cực: Khi yêu thương một ai đó, con người có xu hướng muốn trở nên tốt đẹp hơn để xứng đáng với tình yêu của người đó. Tình yêu giúp con người nhận ra những điểm chưa hoàn thiện của bản thân và có động lực để sửa đổi, hoàn thiện bản thân.

+ Sống đẹp là biểu hiện của tình yêu chân chính: Tình yêu chân chính không chỉ là những lời nói, cử chỉ lãng mạn, mà còn thể hiện qua những hành động thiết thực, qua cách sống đẹp đẽ, có ích cho bản thân và cộng đồng. Yêu thương một ai đó đồng nghĩa với việc muốn mang đến cho họ những điều tốt đẹp nhất, và sống đẹp là một cách để thể hiện điều đó.

* Lí lẽ và bằng chứng:

- Tác giả đã sử dụng những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để phản biện ý kiến trái chiều một cách ngầm, bao gồm:

+ Lý giải tâm lý con người: Khi yêu, con người có xu hướng muốn thể hiện bản thân tốt nhất trước người mình yêu. Tình yêu mang đến cho con người cảm giác hạnh phúc, giúp con người có thêm năng lượng để hoàn thiện bản thân.

+ Dẫn chứng từ thực tế: Nhiều câu chuyện về những con người vượt qua khó khăn, thử thách, gặt hái thành công nhờ tình yêu. Những người yêu thương nhau thường có xu hướng cùng nhau phát triển, hoàn thiện bản thân.

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của sống đẹp: Sống đẹp không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cộng đồng. Sống đẹp góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.

- Sức thuyết phục của phản biện: Phản biện của tác giả trong văn bản "Yêu là biết sống đẹp hơn" có sức thuyết phục cao bởi những lý do sau:

- Lý lẽ chặt chẽ, logic: Tác giả đã đưa ra những phân tích tâm lý con người một cách logic, thuyết phục.

- Bằng chứng sinh động, phong phú: Tác giả sử dụng nhiều ví dụ từ thực tế, dẫn chứng từ thơ văn để minh họa cho luận điểm của mình.

- Ngôn ngữ giàu sức gợi cảm: Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng, tinh tế.

* Kết luận: Mặc dù không trực tiếp phản bác ý kiến trái chiều, tác giả đã ngầm thể hiện quan điểm phản biện một cách thuyết phục thông qua nội dung văn bản. Phản biện của tác giả góp phần khẳng định ý kiến "Yêu là biết sống đẹp hơn", đồng thời truyền tải thông điệp ý nghĩa về sức mạnh to lớn của tình yêu và tầm quan trọng của sống đẹp.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Chọn đề tài: Nhan đề chung của phần Viết đã định hướng phạm vi đề tài mà bạn có thể lựa chọn. Nếu Bài 3 bàn luận về vấn đè khát vong, hoài bão, ý chí của tuổi trẻ thì Bài 7 sẽ tập trung vào tuổi trẻ với các mối quan hệ gia đình, xã hội. Bạn căn cứ vào trải nghiệm cá nhận và tình hình thực tế để lựa chọn đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa với lứa tuổi của mình.

- Có thể chọn một số đề tài như: Cách giải quyết  vấn đề khác biệt thế hệ trong gia đình; Cách ứng xử khi nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với bạn bè; Hình thành, gìn giữ một tình bạn đẹp; Có cần tạo thiện cảm với moi người xung quanh?;…

2. Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

Sau khi xác định được đề tài, có thể trả lời một số câu hỏi sau để tìm ý:

- Bạn muốn bàn luận về quan đêirm và cách ứng xử trong mối quan hệ nào? Cần nêu được tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận với tuổi trẻ. Ví dụ ở bài viết tham khảo, người viết đã chỉ ra vị trí của tình yêu trong đời sống tình cảm của con người nói chung và giới thẻ nói riêng; từ đó nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực cảu việc bàn luận về nhận thức, cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu.

- Quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề như thế nào? Cần đưa ra những quan điểm riêng, nêu lên những cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp khi giải quyết các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ, bài viết tham khảo nêu quan điểm về tình yêu và cách ứng xử khi yêu, khi tình yêu không thành.

- Bạn sẽ đối thoại với những ý kiến trái chiều nào? Cần giả định một số ý kiến trái chiều liên quan trực tiếp đến vấn đề bàn luận. Có thể đối chiếu, so sánh những cách ứng xử khác nhau; từ đó khái quát, nhấn mạnh quan điểm của bản thân . Chẳng hạn, bài viết tham khảo đã nêu ra và phản bác nhận thức lệch lạc, cách ứng xử sai lầm trong tình yêu (dễ dãi, ích kỉ, tàn nhẫn,…).

- Bạn sẽ đưa ra những lí lẽ gì và huy động những bằng chứng nào? Chú ý sử dụng các lí lẽ thuyết phục và huy động nhiều loại bằng chứng phù hợp. Ví dụ, bài viết tham khảo đưa ra các bằng chứng từ sách vở, thực tế đời sống, trải nghiệm cá nhân.

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Thân bài:

+ Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận.

+ Trình bày quan điểm và đề xuất cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trước vấn đề được đề cập.

+ Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm cảu mình.

+ Phản biện một số quan điểm trái chiều.

- Kết bài: Khẳng định được tầm quan trọng của vấn đề.

2. Viết

- Mở bài không chỉ giới thiệu được vấn đề mà cần tạo được sức cuốn hút.

- Thân bài cần có các luận điểm rõ ràng, hợp lí, triển khai được nội dung cơ bản của vấn đề. Mỗi luận điểm phải thể hiện được một khía cạnh nào đó trong quan điểm của người viết. Bằng chứng cần đa dạng, phong phú, huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Chú ý nêu ý kiến trái chiều và phản biện để thể hiện cách nhìn nhận vấn đề toàn diện và đa chiều của người viết. Tuy vậy, người viết cũng cần đặt mình vào vị trí của người trong cuộc để bàn luận về vấn đề. Điểm nhìn đó giúp cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục với người đọc.

- Kết bài khẳng định được ý nghĩa của vấn đề và khơi gợi được những điều cần tiếp tục bàn luận.

Bài viết tham khảo

Trong điều kiện kinh tế được cải thiện, quy mô gia đình hạt nhân một mặt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình được bình đẳng, có điều kiện tham gia vào các công việc xã hội. Sự độc đoán, gia trưởng của người chủ gia đình cũng có xu hướng dần được dẹp bỏ, thay vào đó là xu hướng nâng cao tính dân chủ ngay trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn đã giảm bớt các mâu thuẫn gia đình nảy sinh từ việc chung sống của nhiều thế hệ.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, giờ đây, quan hệ tình cảm giữa con, cháu và ông bà, cha mẹ thiếu đi sự chăm lo, trách nhiệm qua lại hai chiều. Con, cháu vì quá được cưng chiều, quen ỷ lại nên cũng ít có trách nhiệm đỡ đần, chia sẻ nỗi vất vả trong việc nhà với cha mẹ, ông bà. Khi lớn khôn, không ít người làm con, làm cháu cho rằng, việc xây dựng hạnh phúc gia đình chỉ cần dựa trên sự bảo đảm giá trị vật chất và tiền bạc là đủ; bởi theo họ, có tiền là có tất cả. Do quá mải mê làm kinh tế, họ gần như “khoán trắng” việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, con cháu cho người giúp việc hoặc nhà trường. Do ít được quan tâm, chăm sóc, nên ở một số gia đình xuất hiện tình trạng: người già cô độc, con cháu học hành sa sút, đua đòi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, không ít gia đình có điều kiện vật chất khá giả, dư thừa nhưng con, cháu lại coi việc nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ già như một gánh nặng. Anh chị em tị nạnh, đùn đẩy nhau, muốn trút bỏ hết nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ sớm được ngày nào hay ngày ấy. Chính bởi vậy, khoảng cách, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình cũng ngày một lớn dần. Thế hệ trước (ông bà, cha mẹ) thì sống trong nỗi mặc cảm cho rằng con cháu ngày nay không tôn trọng, không quan tâm đến ông bà, cha mẹ già mà chỉ biết sống cho riêng mình, xem họ như gánh nặng. Còn thế hệ sau (con, cháu) thì cho rằng ông bà, bố mẹ già lạc hậu, khó khăn, không hiểu, không thông cảm cho thế hệ trẻ…

Cha mẹ, ông bà già không còn là trụ cột gia đình về tài chính nhưng thực tế, khi sống với con cháu, họ vẫn giúp được rất nhiều việc trong gia đình như: chăm sóc trẻ nhỏ, trông nom nhà cửa, vườn tược, chăn nuôi lợn gà…; vẫn tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, tình cảm của con cháu; là sợi dây liên hệ giữa con cháu với họ hàng, dòng họ; là người truyền đạt những kinh nghiệm làm ăn, cách ứng xử trong quan hệ xã hội. Trong sự hình thành, phát triển nhân cách của con người, sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục của cha mẹ với sự chăm sóc của ông bà là điều kiện tốt nhất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người làm con, làm cháu đã quên đi vai trò của người già trong cuộc sống của gia đình. Trong sinh hoạt hàng ngày, không ít những thiếu sót, nhiều khi do vô tình, vô ý, của con cháu đã gây cho cha mẹ, ông bà những điều phải suy nghĩ, bực bội, oán trách.

Cha mẹ suốt đời hy sinh cho con, đến khi tuổi già sức yếu, họ không còn làm được gì nhiều, thường không đủ điều kiện tự nuôi sống, chăm sóc bản thân nên thường phải trông cậy vào sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cháu. Điều này khiến không ít người cảm thấy khổ tâm, tủi thân vì con cháu vô tình, thiếu yêu thương, tôn trọng hoặc xem họ như là gánh nặng. Nếu con cháu có thái độ khinh thường, hắt hủi sẽ khiến cha mẹ, ông bà già buồn phiền, chán nản với cuộc sống bị lệ thuộc.

Bên cạnh đó, tâm sinh lý của người già có những biến đổi sâu sắc, nhưng đôi khi con cháu không nhận ra. Các cụ vì lớn tuổi, thân thể yếu đau nên hay buồn than, mặc cảm, dễ tự ái. Có cụ vì bệnh tật, buồn phiền đâm ra khó tính, hay giận, hay gắt gỏng. Con cháu khi thấy ông bà, cha mẹ như thế thì thường không vui, không thích tiếp xúc hay ở gần. Đó là lý do khiến các cụ càng buồn tủi và càng khó hòa hợp với con cháu hơn. Người già không có yêu cầu cao về đời sống vật chất, tiền bạc, của cải không giúp các cụ khỏe mạnh hơn, vui hơn, cũng không thể làm thay đổi các biến đổi về tâm sinh lý của tuổi già. Điều họ cần nhất lúc này là tình yêu thương, sự thấu hiểu và thái độ đối xử đúng mực, thể hiện lòng hiếu thảo của con, cháu. Việc được trò chuyện, giao tiếp, vui chơi với con, cháu chính là nhu cầu, là niềm vui lớn nhất cho họ khi ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.

Vậy chúng ta có cách giải quyết nào cho tình trạng xung đột giữa các thế hệ trong gia đình đang ngày càng gia tăng ở xã hội hiện nay? Đầu tiên, mỗi người hãy học cách im lặng khi xung đột gay gắt. Khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên trong gia đình có thể tranh cãi để bảo vệ quan điểm và ý kiến cá nhân. Trong lúc này, im lặng là giải pháp tốt nhất nếu xung đột trở nên gay gắt. Giữ im lặng sẽ giúp các thành viên nhìn nhận lại và tránh nói ra những lời gây tổn thương nhau.

Thứ hai, đó là việc nhìn nhận lại vấn đề. Mâu thuẫn trong gia đình có thể bắt nguồn từ những vấn đề vụn vặt hoặc những sự kiện lớn. Thay vì tranh cãi để bảo vệ quyền lợi và ý kiến của bản thân, các thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại vấn đề theo chiều hướng tích cực thay vì tập trung chỉ trích lỗi sai của những người xung quanh. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình là nơi các thành viên yêu thương, chăm sóc và chia sẻ cùng nhau.

Thứ ba, cần đặt mình vao vị trí người khác để thấu hiểu nhau hơn. Đa phần những trường hợp mâu thuẫn dai dẳng đều do các thành viên trong gia đình cố chấp, quá xem trọng cảm xúc của bản thân và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Khi xung đột xảy ra, mỗi người cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm. Khi hiểu được cảm xúc của mọi người, bản thân sẽ biết cách điều chỉnh lời nói, hành vi cho phù hợp.

Thứ tư, mỗi người cần chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động của mình, ngừng đổ lỗi cho bất kỳ nguyên nhân nào. Xung đột trong gia đình đôi khi không bắt nguồn từ lỗi lầm từ một cá nhân mà do tất cả các thành viên. Bởi cách ứng xử thiếu khéo léo và tinh tế cũng là nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Do đó khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên nên chịu trách nhiệm với cách ứng xử của bản thân và ngừng đổ lỗi cho người khác – nhất là những lời buộc tội vô căn cứ.

Cuối cùng, chúng ta cần học cách thay đổi để bản thân tốt đẹp hơn. Sau mỗi lần xung đột, bạn nên đánh giá lại hành vi, lời nói và cảm xúc của bản thân. Từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực để tránh mâu thuẫn lặp lại. Ngoài ra, nên học cách chấp nhận và gạt bỏ phiền muộn từ xung đột trong gia đình để tập trung cho công việc, cuộc sống riêng. Những người quá quan tâm đến mâu thuẫn gia đình dẫn đến căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu và khó duy trì được hiệu suất công việc.

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

3. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài để bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện (Tham khảo hướng dẫn trong các bài viết trước)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên