Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án trang 28 → trang 34 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu:

• Xác định rõ nội dung của bài tập dự án và mục đích thực hiện bài tập dự án.

• Trình bày khái quát các yếu tố chính chi phối việc thực hiện thành công bài tập dự án.

• Miêu tả và tự đánh giá được những kết quả nổi bật của bài tập dự án, có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

• Đề xuất được hướng sử dụng hợp lí kết quả của bài tập dự án.

• Nếu được ý nghĩa của việc thực hiện bài tập dự án đối với bản thân (cá nhân hoặc nhóm thực hiện) và đối với việc thúc đẩy sự tìm hiểu, giải quyết các vấn đề có liên quan.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Báo cáo kết quả bài tập dự án – Sưu tầm tài liệu hỗ trợ cho việc học tập, tìm hiểu về tác gia Hồ Chí Minh.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về cấu trúc của văn bản báo cáo được dùng làm bài viết tham khảo ở trên. Có nên xem kiểu cấu trúc này là một mô hình cần được áp dụng phổ biến này hay không? Vì sao?

Quảng cáo

Trả lời:

* Cấu trúc bài báo cáo:

- Mở đầu:

+ Giới thiệu dự án, mục đích và ý nghĩa của việc sưu tầm tài liệu về tác giả Hồ Chí Minh.

+ Nêu rõ phạm vi và phương pháp sưu tầm tài liệu.

- Nội dung:

+ Trình bày kết quả sưu tầm tài liệu theo các chủ đề chính: Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Hồ Chí Minh; Tác phẩm văn học của tác giả Hồ Chí Minh; Ảnh hưởng và tầm quan trọng của tác giả Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; Phân tích và đánh giá giá trị của các tài liệu đã sưu tầm.

+ Kết luận:

Tóm tắt những kết quả chính của bài báo cáo.

Đề xuất các biện pháp để sử dụng hiệu quả các tài liệu đã sưu tầm.

Đánh giá cấu trúc bài báo cáo 

* Cấu trúc này có những ưu điểm sau: Các phần được sắp xếp hợp lí, dễ theo dõi, đầy đủ nội dung.

=> Có nên áp dụng phổ biến mô hình cấu trúc này tuy nhiên, cần sáng tạo trong cách trình bày, chú trọng vào việc đánh giá và phân tích giá trị của các tài liệu đã sưu tầm.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong văn bản, nội dung nào được ưu tiên trình bày? Sự ưu tiên đó đã hợp lí chưa?

Trả lời:

- Trong văn bản, nội dung Kết quả chính của bài tập dự án đã được ưu tiên trình bày.

- Sự ưu tiên này hợp lý vì nó giúp đọc giả nắm bắt được thông tin quan trọng nhất mà không bị sa lạc vào chi tiết không cần thiết.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, văn bản có điều gì cần điều chỉnh, bổ sung? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em văn bản không cần điều chỉnh, bổ sung.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nếu có yêu cầu văn bản báo cáo phải sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, bạn sẽ gợi ý cho người viết báo cáo xử lí vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

- Sử dụng biểu đồ để trình bày dữ liệu

- Đưa hình ảnh, video để quan sát, trình bày một cách trực quan

- …

Quảng cáo

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

– Cần hình dung đầy đủ về cả quá trình thực hiện bài tập dự án, từ việc nhận đề tài hay trao đối về để tài đến việc phân công nội dung hoạt động cho từng thành viên (nếu dự án được thực hiện theo nhóm) và việc diều chỉnh, sắp xếp, tổ chức các sản phẩm cụ thể đã làm được.

– Bài viết sẽ thực hiện nhất thiết phải dựa trên kết quả đạt được của một bài tập dự án mà bạn đã làm hoặc tham gia làm. Vì vậy, ở dây, cần quay lại với bước đầu tiên: xác định đề tài của bài tập dự án – một bước hoạt động có thể đã được triển khai trước thời điểm bạn viết báo cáo này ít nhất một tuần.

– Để tài bài tập dự án có thể do giáo viên đưa ra hoặc do chính học sinh tự đề xuất. Khi đề xuất, bạn cần đọc lại phần lời dẫn đặt dưới tên kiểu bài để hình dung thế nào là một bài tập.

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Tất cả các ý được dùng cho bài viết đều mang tính chất của những thông tin khách quan, hình thành dựa trên việc miêu tả khái quát những gì bạn hoặc nhóm của bạn đã thực hiện trên thực tế. Cần bám vào các yêu cầu của kiểu bài viết để xác định những ý nào cần được triển khai:

– Nội dung bài tập dự án; mục đích, sự cần thiết của việc thực hiện bài tập dự án (Bài tập đòi

hỏi phải làm gì? Tại sao cần thực hiện bài tập dự án này? Bài tập dự án giúp ích gì cho việc học tập? Bài tập yêu cầu người thực hiện phải có được kĩ năng và phẩm chất nào?...).

– Các bước triển khai bài tập dự án; sự phân công công việc cho các thành viên tham gia (nếu bài tập dự án do nhóm thực hiện); kế hoạch nghiệm thu kết quả ở từng bước (Bài tập dự án được thực hiện trong khung thời gian nào? Tinh hợp li của sự phân công công việc nhằm khai thác thế mạnh của từng thành viên được thể hiện ra sao? Việc kết nối công việc và đánh giá kết

quả ở từng bước đã được quan tâm đúng mức chưa?...).

- Các kết quả đạt được nổi bật của bài tập dự án; tính sáng tạo, tính mới trong các kết quả; việc đảm bảo tinh trung thực trong việc tạo ra sản phẩm cho bài tập dự án (Kết quả đạt được đảng nói nhất của bài tập dự án là gì? Tính sáng tạo, tính mới của kết quả bài tập dự án được thể hiện như thế nào? Có hiện tượng "khai khống” kết quả và vi phạm bản quyền trong việc tạo ra sản phẩm hay không?...).

– Hướng sử dụng kết quả của bài tập dự án (Kết quả bài tập dự án có thể được sử dụng khi học bài nào hay khi thực hiện hoạt động gì trong nhà trường? Kết quả này có thể được chia sẽ như thế nào và được lưu trữ ở đâu?).

– Những việc cần làm tiếp sau khi hoàn thành bài tập dự án (Bài tập dự án đã hoàn thành có khả năng gợi mở những bài tập dự án mới không? Trong kết quả của bài tập dự án còn có vấn đề nào chưa được giải quyết trọn vẹn? Hướng giải quyết một số vấn đề nảy sinh sau quá trình thực hiện bài tập dự án là gì?).

– Bài học kinh nghiệm của người (cá nhân hoặc nhóm) thực hiện bài tập dự án (Nguyên nhân đạt được hay chưa đạt được kết quả mong muốn khi thực hiện bài tập dự án là gì? Cần chấn chỉnh hay phát huy điểm nào ở khâu tổ chức? Vấn đề tương thích giữa nội dung bài tập dự án và thời gian thực hiện cần được ý thức như thế nào?...).

Lập dàn ý

Nghiên cứu ki phần Yêu cầu của kiểu bài vì trình tự sắp xếp các yêu cầu cụ thể trong đó đã gợi ý về cách lập dàn ý cho bài viết

3. Viết

– Cần bám theo dàn ý đã lập để viết. Các phần, đoạn cần được trình bày tách bạch, dễ theo dõi. Cuối bản báo cáo có thể ghi tên người viết báo cáo (với tư cách cá nhân hay tư cách người đại diện cho nhóm thực hiện bài tập dự án).

– Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan cho báo cáo, hạn chế tối đa những câu văn mang tính biểu cảm. Các thông tin phải đảm bảo tính xác thực, có thể đưa kèm một số bảng, sơ đồ, hình minh hoạ,..

- Luôn quan tâm đến vấn đề bản quyền khi sử dụng các tài liệu của người khác đã công bố hay chưa công bố (ghi chú rõ ràng xuất xứ những tài liệu được sử dụng).

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Dựa theo yêu cầu của kiểu bài để bổ sung các thông tin còn thiếu; lược bỏ những đoạn miêu tả dài dòng, ít có giá trị thông tin hay những câu biểu cảm không cần thiết.

– Nếu bài tập dự án được một nhóm thực hiện, bản báo cáo cần được thông qua các thành viên trong nhóm để có những điều chỉnh phù hợp.

Bài viết mẫu tham khảo

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN

Nhóm….lớp…..trường……………………….

Dự án:

SỨC MẠNH CỦA TIẾNG CƯỜI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM HÀI KỊCH

1. Mục tiêu : Tìm hiểu về các sản phẩm đề cập đến ý nghĩa, sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch

2. Nội dung khảo sát : sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch

3. Kết quả khảo sát

3.1. Bài phân tích về sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch

- Số lượng : 20

- Nội dung : Các bài viết phân tích về ý nghĩa, các chi tiết hài kịch, nhằm thể hiện giá trị, sức mạnh của tiếng cười trong các tác phẩm hài kịch

- Minh họa cụ thể:

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án | Ngắn nhất Soạn văn 12 Kết nối tri thức

- Đánh giá sản phẩm : Nhiều bài viết đi sâu vào tìm hiểu các chi tiết gây cười trong một số tác phẩm hài kịch tiêu biểu. Qua đó để chi ra những giá trị, vai trò của tiếng cười trong các tác phẩm hài kịch.

3.2. Sân khấu hóa đoạn trích hài kịch

- Số lượng : 20

- Nội dung : Clip biểu diễn văn nghệ hoặc diễn kịch về các tác phẩm hài kịch

- Minh họa cụ thể :

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án | Ngắn nhất Soạn văn 12 Kết nối tri thức

4. Tự đánh giá và kiến nghị

- Đánh giá : Các tác phẩm phân tích, đánh giá về giá trị, ý nghĩa của tiếng cười qua các tác phẩm hài kịch đều rất sâu sắc và chỉ rõ được sức mạnh của tiếng cười trong các tác phẩm hài kịch. Còn các clip sân khấu hóa tác phẩm văn học cũng đã tạo nên sự sinh động, tiếng cười trong quá trình biểu diễn và kết thúc cũng đã nêu được giá trị, ý nghĩa của tiếng cười.

- Kiến nghị : Có thể phân tích nhiều mặt và nhiều giá trị hơn của tiếng cười, ở các tiết mục kịch cần tìm thêm các tác phẩm hài kịch ngoài sách giáo khoa để biểu diễn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên