Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến trang 6, 7, 8, 9, 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Đó là một lần em đã hiểu lầm bạn. Sự việc lần đó em chưa tìm hiểu kĩ đã vội vàng đổ lỗi cho bạn làm cho bạn rất buồn. Sau đó, cô giáo đã tìm ra sự thật và minh oan cho bạn. Em đã rất ân hận với hành động của mình và tự hứa với long sẽ luôn tìm hiểu kĩ mọi việc trước khi đưa ra kết luận.

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Câu nói: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi" là câu nói có nội dung chỉ một đối tượng vốn tưởng mình là người hiểu biết, thông minh nhưng người đó đã tự nhận thức được bản thân vẫn còn những hạn chế, hiểu biết và suy nghĩ còn hạn hẹp.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

Quảng cáo

1. Theo dõi: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. 

- Ba trăm quan tiền.

2. Theo dõi: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. 

- Mỗi khi có người qua đường khuyên thì anh thợ mộc đều cho là đúng và  lại làm theo.

3. Suy luận: Vì sao người thợ mộc không bán được cày? 

- Người thợ không bán được cày vì anh ta đẽo những chiếc cày không phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người.

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

1. Theo dõi: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.  

- Con rùa sống trong biển lớn, con ếch chỉ sống trong một cái giếng nhỏ.

Quảng cáo

2. Theo dõi: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.  

- Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng…. một mình chiếm chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

3. Theo dõi: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển.  

- Ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Văn bản 3: Con mối và con kiến

1. Theo dõi: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

- Mối có thái độ khoe khoang rằng mình không cần làm gì vẫn có ăn.

2. Theo dõi: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

- Kiến không đồng tình với lối sống của mối, vì có làm mới có ăn.

Quảng cáo

3. Theo dõi: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? 

- Khi mối đục ruỗng hết mọi thứ đổ xuống thì mối cũng sẽ chết.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

Bài văn kể về một anh thợ mộc luôn chỉ biết làm theo ý người khác.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

Bài văn kể về con ếch kiêu ngạo tự phụ.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Văn bản 3: Con mối và con kiến

Bài văn kể về cuộc sống giữa kiến và mối; mối thì lười nhác còn kiến thì chăm chỉ làm việc.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã luôn nghe theo lời khuyên của bất cứ ai đi ngang qua góp ý, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma".

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, đầu tiên em cảm ơn những người đã cho lời khuyên như vậy. Sau đó tự mình suy xét về loại cày mà mọi người hay sử dụng và loại cày nào sẽ dễ dàng để bán.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:

- Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng;

- Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm của ếch, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân ếch tới mắt cá;

- Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch.

- Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

+ Ếch sống trong một cái giếng nhỏ.

+ Rùa sống ở biển đông mênh mông, ngàn dặm, sâu thẳm, ngàn nhẫn.

- Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

+ Ếch cho môi trường sống của mình đã là tốt nhất, đã đứng đầu, không thể hơn được nữa mà không biết thế giới ngoài kia rộng lớn bao la.

+ Rùa biết được môi trường sống của ếch nhỏ bé, tù túng, không phù hợp với mình.

+ Khi nghe rùa nói, ếch ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Con ếch "ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối" vì nó được rùa nói cho biết về biển đông rộng lớn, thấy rùa hiểu biết, còn mình thì sống trong môi trường chật hẹp, không hiểu biết nhiều bằng rùa. 

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ qua các lời thoại của chúng:

+ Mối: hưởng thụ, không cần làm cũng có ăn, đi đục khoét những thứ sẵn có.

+ Kiến: có làm thì mới có ăn, nếu chỉ đục khoét thì rồi cũng hết của cải mà chết.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Có thể khẳng định như vậy dựa vào việc tác giả để lượt lời của kiến ở phía sau, nhằm in đậm vào trí nhớ của người đọc, đồng thời dựa vào lời nói của mối và kiến:

+ Mối: xưng hô trịch thượng ("chúng ta")

+ Kiến: xưng hô chừng mực ("các anh)

Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều nhằm trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Đoạn văn tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta luôn cần phải đứng trước nhưungx chọn lựa. Và chúng ta cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác để có những chọn lựa phù hợp cho mình. Tuy nhiên cần tuyệt đối lựa chon theo kiểu đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng làm theo mà hỏng việc. Chúng ta lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc và đưa ra được chính kiến của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn soạn văn 7 ngắn nhất sách Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên