Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ trang 35, 36, 38, 39, 40, 41 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ - Ngắn nhất Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Quảng cáo

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Một vài thông tin cơ bản về người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ: Nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 12/4/1961.

- Yuri Gagarin sinh ngày 09/03/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk.

- Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk. Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kĩ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu. Một trong những bức ảnh đầu tiên của Gagarin mà gia đình ông còn giữ được là hình ảnh chàng thanh niên đứng bên cánh máy bay, giơ tay tỏ vẻ phấn khích.

- Khi còn là sinh viên ở Saratov, Gagarin đã tình nguyện xin tham gia một câu lạc bộ hàng không. Nhờ tài năng và nỗ lực không ngừng, đến năm 1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân Thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm.

Quảng cáo

- Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đưa chú chó Laica lên không gian. Đến đầu những năm 1960, ông đăng kí tham gia chương trình bí mật lựa chọn phi hành gia cho chuyến bay lên vũ trụ và trở thành một trong nhóm 20 ứng cử viên sáng giá nhất.

- Sau gần một năm khổ luyện, Gagarin đã chứng minh những tố chất cho thấy ông chính là người phù hợp nhất, vượt qua mọi bài kiểm tra khắt khe về thể chất và tinh thần – yếu tố quan trọng hàng đầu với một phi hành gia vũ trụ.

- Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Người dự bị ông là phi hành gia Gherman Titov, người sau này bay lên không gian trên tàu vũ trụ Vostok 2 vào ngày 6/8/1961

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hình dung: Hình ảnh con ngựa có cánh.   

Quảng cáo

- Con ngựa có cánh đang vãng lai gần khách du lịch.

2. Theo dõi: Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt.   

- Hòn đá được điêu khắc, chạm trổ tinh vi. Nhưng cũng chỉ là tác phẩm nghệ thuật bình thường.

3. Hình dung: Không gian trung tâm vũ trụ.    

- Không gian kì lạ. Đó là một thung lũng lọt thỏm dưới những núi dá cao vời vợi, không biết đến tận cùng, không mây, không mặt trời, không trăng sao, không gì cả.

 Không gian rộng lớn trống rỗng.

4. Theo dõi: Tâm Trái Đất theo như miêu tả của Giuyn Véc-nơ.     

- Con chuồn chuồn khổng lôg đang bay qua với sải cánh rộng nnư loài đại bàng. Thân hình nó óng ánh lân tinh. Bốn cánh khỏe khoắn đập nhanh như cánh quạt.

5. Hình dung: Không gian khu rừng cổ sinh với những sinh vật kì lạ.     

- Khu rừng cổ sinh có vẻ đẹp yên bình như chốn thần tiên.

* Sau khi đọc

Quảng cáo

Nội dung chính: 

Văn bản cuộc khám phá của nhân vật tôi và Thần Đồng với các không gian khác nhau.

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

-  Câu chuyện xảy ra trong những không gian: trong rừng, chân núi - nơi trung bày bức tượng Nhân Sư quý giá, quầy tạp phẩm, đền thờ thần A-pô-lô, thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi.

- Diễn bính chính của câu chuyện:

+ Nhân vật "tôi" và Thần Đồng để Thần Thoại ở trong rừng sau đó đi nghiên cứu tượng Nhân Sư, tìm kiếm điều gì đó

+ Khi trời đã tối, nhân vật "tôi" và Thần Đồng dẫn Thần Thoại vào đền thờ A-pô-lô.

+ Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về.

+ Sau khi đặt đá Ôm-phe-lốt vào cơ quan ở hố sâu, cả ba nhân vật được sang một không gian khác. Đó là thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi. Ở đó có rất nhiều điều kỳ thú.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Các nhân vật xuất hiện trong văn bản: nhân vật "tôi", Thần Đồng, Thần Thoại.

- Ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó: Thần Thoại là một con ngựa có cánh. Em thấy ấn tượng với nó vì nó sẽ giống với Pegasus - một con ngựa có cánh trong thần thoại Hy Lạp. Đó có thể là dụng ý để tác giả đặt tên cho nhân vật này là Thần Thoại, đồng thời đặt tên tiểu thuyết là Thiên Mã.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.

- Giữa Tâm Trái Đất và Tâm Vũ Trụ có mối lien hệ với nhau: tâm Trái Đất chính là Tâm Vũ Trụ.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- "Bước nhảy không gian" kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian xa xưa, khoảng thời gian mà khủng long vẫn còn tồn tại.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ở thảo nguyên trong xanh ấy, cũng có những đàn thiên nga và đàn ngựa. Lông của chúng màu trắng muốt. Nhưng tuyệt nhiên không có con ngựa nào có cánh của thiên nga như Thần Thoại. Thần Thoại đã được tận hưởng không gian bát ngát của thảo nguyên. Giờ đây nó càng hiếu kì hơn với những con vật trông giống như nó. Chúng tôi nói với Thần Thoại hãy bạo dạn ra chào hỏi bọn chúng.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Em rất thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản.

- Nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực, sẽ có nhiều sinh vật mới được tạo ra phục vụ cho cuộc sống. Nhưng cũng cần thận trọng để tránh gây ra những thảm họa.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy tưởng tượng em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về không gian em định tới (không gian vũ trụ, Tâm Trái Đất hoặc các hành tinh khác). 

Đoạn văn tham khảo:

Không chỉ có các nhân vật trong Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên sở hữu phát minh "bước nhảy không gian" mà cả tôi cũng sở hữu nó. Tôi đã biết cách để đi đến bất kỳ không gian nào mình muốn. Nơi tôi muốn đến chính là sao Thổ. Trong hệ Mặt Trời, sao Thổ là hành tinh thứ sáu từ Mặt Trời trở ra và là hành tinh lớn chỉ sau sao Mộc. Trong chiêm tinh, sao Thổ đại diện cho những ranh giới, giới hạn và kết tinh. Một chu kì của sao Thổ là gần 30 năm tương ứng với sự trưởng thành của mỗi người. Có thể nói sao Thổ là một hành tinh nghiêm khắc nhưng cũng là thành tựu sau những gian lao. Với ý nghĩa như thế mà tôi rất tò mò về sao Thổ. Bây giờ, tôi phải làm một bước nhảy không gian để đến đó ngay thôi! 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn soạn văn 7 ngắn nhất sách Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên