Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trang 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 89 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số chi tiết kì ảo trong các truyện kể dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì.

Trả lời:

- Chi tiết kì ảo trong truyện Sọ Dừa: Sự ra đời của Sọ Dừa; Sọ Dừa không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi; Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy; Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Chi tiết kì ảo trong truyện Tấm Cám: Sự xuất hiện của ông Bụt; Đàn chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nơi; Đào những chiếc lọ chôn xương bống lên, Tấm có váy áo đẹp, đôi giày thêu, con ngựa và bộ yên cương,…

- Mục đích sử dụng của yếu tố kì ảo: Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của các nhân vật chính; Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống; Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn hơn với người đọc.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?

- Những từ ngữ trong đoạn này gợi lên đặc điểm tính cách của Vũ Nương: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, giữ gìn khuôn phép.

- Những từ ngữ trong đoạn này gợi lên đặc điểm tính cách của Trương Sinh: tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, không có học.

Quảng cáo

2. Dự đoán: Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

- Trương Sinh là người đa nghi nên khi nghe lời bé Đản nói sẽ nghi ngờ vợ, ghen tuông, không suy xét kĩ vấn đề.

3. Suy luận: Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

- Đây là lời độc thoại của Vũ Nương.

4. Suy luận: Các câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

- Các câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng giải thích những hiểu lầm của Trương Sinh đối với Vũ Nương, đồng thời khẳng định sự thuỷ chung của Vũ Nương đối với chồng.

5. Theo dõi: Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.

- Sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này: Lúc đầu, nàng không định giải oan cho mình, nhưng sau khi nghe những lời Phan Lang nói, nàng quyết định trở về để rửa nỗi oan cho mình.

6. Đánh giá: Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

- Cái kết của câu chuyện góp phần làm nên giá trị thẩm mĩ của truyện hoàn thiện thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương, đồng thời đáp ứng được ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc trong một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.

* Suy ngẫm và phản hồi

Quảng cáo

Nội dung chính: 

Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo 

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của văn bản, liệt kê các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

- Nội dung bao quát của văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Quảng cáo

- Liệt kê các sự kiện theo diễn biến câu chuyện:

+ Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp được Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng không có học cưới về với một trăm lạng vàng

+ Đất nước có giặc ngoại xâm, Trương Sinh phải lên đường đi lính chống giặc

+ Mẹ Trương Sinh vì quá nhớ con nên đã sinh bệnh rồi qua đời.Khi mẹ chồng mất, Vũ Nương lo ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ

+ Dẹp giặc xong, Trương Sinh trở về nhà, vì nghe được lời nói ngây thơ của con trai thì nảy sinh nghi ngờ vợ không chung thủy

+ Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn

+ Phan Lang chết đuối, được Linh Phi - vợ của vua biển Nam Hải cứu giúp

+ Phan Lang và Vũ Nương gặp nhau trong động của Linh Phi.Phan Lang được trở về nhân gian, Vũ Nương nhân tiện cũng đưa chiếc hoa vàng, nhờ đưa cho Trương Sinh để Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương

+ Trương Sinh nghe Phan Lang kể mới biết rằng vợ bị oan nên đã lập đàn giải oan. Vũ Nương chỉ trở về trong chốc lát rồi biến mất

- Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự cuộc đời của nhân vật Vũ Nương; không gian được mở rộng dần từ cõi thực đến kì ảo.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Liệt kê các nhân vật trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.

Trả lời:

- Các nhân vật trong văn bản: Vũ Nương, Trương Sinh, mẹ Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi.

- Nhân vật chính: Vũ Nương.

- Nhân vật phụ: Trương Sinh, mẹ Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi.

 Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết. Chỉ ra điểm khác biệt trong cách ứng xử của nàng lúc còn sống với gia đình ở trần gian và khi đã về thủy phủ.

Trả lời:

– Tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết:

+ Là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực.

+ Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa.

+ Là người mẹ hiền, dâu thảo.

+ Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết.

-  Điểm khác biệt trong cách ứng xử của nàng lúc còn sống với gia đình ở trần gian và khi đã về thủy phủ:

Lúc còn sống với gia đình ở trần gian

Khi đã về thủy phủ

- Hiền thục, nết na, luôn biết giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không bất hòa.

- Thương yêu chồng, hứa hẹn sự thủy chung.

- Đảm đang: một mình nàng lo toan, gánh vác gia đình.

- Hiếu thảo: Tận tình chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau, lo ma chay, tế lễ như với cha mẹ đẻ

- Qua lời than vãn, kêu trời, độc thoại ở sông Hoàng Giang, Vũ Nương càng tỏ rõ đức tính thủy chung, tấm lòng trinh bạch

- Một lòng một dạ thương nhớ chồng con.

- Giàu lòng vị tha: Dù bị chồng đẩy đến cái chết nhưng nàng vẫn nói lời “đa tạ tình chàng”.

- Nàng là người trọng tình, trọng nghĩa.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số nét nổi bật trong tính cách của nhân vật Trương Sinh. Những nét tính cách ấy có phải là nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh của Vũ Thị Thiết?

Trả lời:

- Một số nét nổi bật trong tính cách của nhân vật Trương Sinh: Là người không có học thức, có tính đa nghi, hồ đồ, độc đoán, vũ phu.

- Những nét tính cách ấy là một trong những nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh của Vũ Thị Thiết.

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

- Các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm:

+ Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa

+ Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung

+ Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

- Tác dụng của các chi tiết kì ảo trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm:

+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương

+ Kết thúc có hậu

+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ

+  Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.

Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lời thoại của các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là đối thoại hay độc thoại? Dựa vào đâu em xác định được như vậy?

b. Các câu nói của bé Đản nói với Trường Sinh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò như thế nào đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện?

Trả lời:

a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là lời độc thoại vì: Vũ Thị Thiết nói cho chính mình nghe.

b. Các câu nói của bé Đản nói với Trường Sinh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện:

+ Câu nói đầu tiên làm cho Trương Sinh hiểu lầm Vũ Nương, tao ra nút thắt cho câu chuyện.

+ Câu nói sau cái chết của Vũ Nương giải thích về cái bóng cho Trương Sinh, giúp Trương Sinh hiểu về nỗi oan của vợ, mở nút thắt cho câu chuyện.

Câu 7 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì?

Trả lời:

- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì:

+ Không gian truyền kì: thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao với nhiều yếu tố kì ảo như: Vũ Nương tự tử ở sông nhưng được các tiên nữ cứu sống, đưa về thủy cung; Phan Lang có công cứu vợ vua biển Nam Hải nên khi chạy giặc bị đắm thuyền, Linh Phi đã cứu sống Phan Lang; Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trên kiệu hoa.

+ Thời gian truyền kì: Khi Vũ Nương ở dưới thuỷ cung, thời gian trôi chậm hơn, nên Phan Lang mới nói nhà của Vũ Nương cây cối thành rừng, phần mộ cha mẹ cỏ gai rợp mắt.

+ Nhân vật trong truyện truyền kì: tiên nữ. Linh Phi,…

Câu 8 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết có đoạn: Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá nơi lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Em có đồng ý với lời bình trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm điều gì về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền?

Trả lời:

- Em hoàn toàn đồng ý với lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết. Bởi nếu tác giả không tạo ra những chi tiết kì ảo giúp Vũ Nương giải oan thì nỗi oan đó theo nàng đến muôn đời. Và mặc dù được giả nỗi oan khiên nhưng nào mãi mãi phải xa rời trần thế, xa ròi gia đình mà nàng dày công vun vén.

- Qua nhân vật Vũ Thị Thiết ta càng hiểu thêm được về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền. Những người phụ nữ luôn hiền dịu, nết na, hi sinh hết mực vì chồng con, gia đình nhưng vì cái xã hội bất công, với những lề thói cổ hủ, những kẻ hào phú vô học đã đẩy những người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh ấy vào bước đường cùng, với những nỗi đau khổ, oan khuất, bi kịch một đời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên