Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 52, 53 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Đề bài (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu lạc bộ Văn học tổ chức buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Em hãy nghe, tóm tắt bài thuyết trình và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận và bằng chứng.

* Hướng dẫn nói và nghe:

Các bước

Nội dung thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Xác định mục đích: nghe để hiểu thêm về vai trò, ích lợi của văn chương với đời sống.

- Tìm hiểu trước về chủ đề buổi thuyết trình bằng cách đọc lại văn bản Ý nghĩa văn chương, tìm đọc thêm tư liệu liên quan đến chủ đề.

- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

- Chuẩn bị phiếu ghi chép.

Bước 2: Nghe và ghi chép

- Tập trung nghe và ghi các ý chính, từ khóa trong bài thuyết trình để nhận ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.

- Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại và trao đổi nội dung ghi chép với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu có).

- Nhận biết tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có).

- Khi lập luận, cần tránh các biểu hiện sau:

+ Khẳng định một vấn đề đúng bởi vì số đông cho rằng nó đúng.

+ Cho rằng hễ những gì thuộc về truyền thông thì luôn đúng.

+ Từ một điểm, một mặt giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

+ Cho rằng vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai trong khi thực tế có thể trung lập giữa đúng và sai.

+ Thay vì bàn về nội dung thì công kích để hạ bệ danh dự, uy tín của người tranh luận.

- Lưu ý một số lỗi về bằng chứng thường gặp:

+ Bằng chứng chưa tiêu biểu

+ Bằng chứng chưa cụ thể

+ Bằng chứng chưa xác thực

- Nêu câu hỏi về những điều em còn chưa rõ trong nội dung bài nói, nhận xét về tính thuyết phục, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).

- Trao đổi với các bạn về:

+ Cách nghe, tóm tắt và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

+ Những lưu ý để phần trình bày ý kiến được thuyết phục, chặt chẽ, tránh các lỗi về lập luận, lỗi về bằng chứng.

+ Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân.

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
Quảng cáo

PHIẾU GHI CHÉP

Tên đề tài:…………………………………………………………………………….

STT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Câu hỏi của tôi (nếu có)

Tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

Quảng cáo

Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn.

Tôi là Nguyễn Văn A, học sinh lớp 9A, trường THCS……..

Tôi rất vui khi được tham dự buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Sau đây là bản tóm tắt, nhận xét của tôi trước những ý kiến được đưa ra thảo luận:

1/ Tính thuyết phục của ý kiến:

- Khái niệm về văn học:

+ Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật qua đó bày tỏ thái độ quan điểm của người nghệ sĩ với cuộc sống.

+ Văn học là tiếng nói của tình cảm là sự giải bày và gửi gắm tâm sự qua văn học con người thấy mình trong đó cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người.

- Sức mạnh của văn học:

+ Văn chương có sức mạnh kì diệu, không chỉ nổ ra như tiếng sét rồi biến mất mà còn có “sức mạnh kết nối”.

+ Văn học là “cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” nó đáp ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá thế giới của con người, song nó không sao chép nguyên bản từ cuộc sống mà là sự kết hợp giữ yếu tố khách quan (hiện thực cuộc sống) và yếu tố chủ quan (tình cảm người viết), tác giả gửi vào đó những bài học sâu sắc, tình cảm chân thành, từ đó tác phẩm văn học mới có sức hút neo lại trong lòng trái tim bạn đọc, thắp lên ngọn lửa hướng thiện và tạo sự “kết nối”, kết nối tri thức, sự hiểu biết giữa nhà văn và bạn đọc để cùng nhau hình dung về thế giới bên ngoài. Văn chương đã kết nối con người với trái tim mình, kết nối tình cảm con người với con người, kết nối mọi thời đại, xóa nhòa đi những giới hạn.

Quảng cáo

 Lí lẽ 1:

Tìm về văn, con người tìm về trái tim mình. Hiện thực khốc liệt đã khiến bao trái tim chai sạn, khiến cho bao người phải tự dựng lên “bức tường thép”. Ấy vậy khi đọc, thâm nhập vào tác phẩm văn học, nó đã tưới mát cho trái tim và tâm hồn già cỗi.  Văn chương đã tìm đến những nơi sâu kín nhất, thấy những “hạt ngọc ẩn giấu” (Nguyễn Minh Châu), làm tan chảy họ, “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe” (Nguyễn Đình Thi).

Dẫn chứng 1:

- Thật vậy, đọc những vần thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, tiếng sóng như thôi thúc từng hồi, vỗ vào lòng, vào trái tim của người tìm đến văn chương:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Xuân Quỳnh đã diễn tả một trạng thái thái khác thường, có phần khó hiểu và phức tạp. Nhà thơ đã sử dụng những cặp từ đối chọi, Sóng được tả “dữ dội”- “dịu êm”, “ồn ào” - “lặng lẽ”, cũng là thể hiện sự thất thường, cảm giác mâu thuẫn trong trái tim của người phụ nữ trong tình yêu. Tình yêu là sự kết hợp hài hòa, thống nhất của những mâu thuẫn ấy, chúng đối nghịch mà chuyển hóa qua lại. Hình tượng Sóng và Em là hai hình tượng song hành và đồng điệu, Sóng là Em và Em cũng là Sóng. Khi cảm thấy mình khó hiểu, họ lại rất khao khát đi tìm sự thấu hiểu nhưng nếu lòng sông an toàn mà chật hẹp không hiểu được Sóng thì Sóng sẵn sàng ra đi, từ bỏ sông, từ bỏ không gian tù túng, bó buộc để tìm ra “tận bể” lớn với bao điều mới mẻ, để được cảm thông, thấu hiểu. Thông qua con sóng, tác giả muốn nhấn mạnh khát vọng tìm đến tình yêu, tìm đến sự thấu hiểu của người phụ nữ. Người phụ nữ trong thơ của Xuân Quỳnh thật phóng khoáng, dám từ bỏ những thứ không thuộc về mình, dám sống là chính mình. Đó cũng chính là thông điệp mà thi sĩ gửi đến bạn đọc - hãy dám vươn tới những hạnh phúc, những điều tốt đẹp, hãy để trái tim chỉ đường. Đọc những câu thơ, người đọc dường như cảm thấy mình được thôi thúc, thổn thức, muốn phá bỏ “bức tường thép” kia, muốn lần nữa “kết nối”, lắng nghe trái tim mình.

Dẫn chứng 2:

Từ xa xưa trong văn học dân gian, ông cha ta đã dạy cần yêu người, yêu đời:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Và:

“Thương người như thể thương thân”

không chỉ vậy, trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” lý giải nguồn gốc dân tộc ta, mẹ Âu cơ sinh được bọc trăm trứng và sau này 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non, Lạc Long Quân đã dặn Âu Cơ rằng khi gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, điều đó đã nhấn mạnh,dạy con người cần yêu thương, đoàn kết nhau.

Dẫn chứng 3:

Và khi tôi đọc tác phẩm “Lão Hạc”, tác phẩm đã gợi lên bao cảm xúc yêu thương mà tôi đã bỏ quên, giấu nhẹm đi chưa bày tỏ. Đó là khi con trai của Lão Hạc bỏ đi làm đồn điền cao su, còn chỏng chơ mỗi mình Lão chỉ biết than vãn cùng ông Giáo “tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?...” cảm giác nhìn đứa con mình thương yêu đau khổ, không thể giúp gì được, nhìn nó cất bước ra đi khiến lão không khỏi đau xót, nghẹn lời, con mình ấy vậy lại trở thành “của người ta”. Tình thương của cha mẹ thường không biểu hiện bằng lời mà thể hiện bằng hành động, cử chỉ; lão Hạc lo sợ mình dần ăn hết mảnh vườn đã cắn răng bán đi con chó Vàng mình thương yêu, sợ mình trở thành gánh nặng của con khi về già nên đã chọn cái chết, tôi từng đọc đi đọc lại đoạn nhà văn Nam Cao miêu tả cái chết của lão Hạc nhiều lần, đọc rồi lại ngẫm, lại rơi nước mắt, đó là một cái chết dữ dội và đau đớn “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, trong trí óc bé thơ của tôi ngày ấy không khỏi giận và trách móc nhà văn, tôi đã nghĩ: “một người lương thiện như lão phải xứng đáng nhận được hạnh phúc chứ không phải cái chết” nhưng rồi càng lớn tôi lại nhận ra “đó chẳng phải cũng là hình ảnh ba mẹ mình hay sao” ba mẹ luôn hy sinh, nhận phần cực nhọc, thiệt thòi về mình để mong con lớn lên hạnh phúc, đủ đầy: có những bữa cơm mẹ gắp đũa phần ngon nhất cho ta rồi ăn phần sót lại, có những hôm trời mưa thật lớn ba nhường áo mưa lại cho ta rồi cả người ướt sũng. Tình thương của ba mẹ không phô trương mà vô cùng kín đáo, thầm lặng như cách Nam Cao xây dựng. Và tôi tin rằng lời văn của Nam Cao không chỉ giúp tôi mà còn rất nhiều bạn đọc khác “kết nối” ba mẹ mình - những người vất vả một đời, sẵn sàng làm tất cả vì con như nhân vật lão Hạc, khiến ta thêm trân trọng, yêu thương đấng sinh thành.

Dẫn chứng 4:

Và trong đại dịch Covid-19 liệu văn chương có đủ sức mạnh kết nối con người, kéo họ khỏi những bi quan, tuyệt vọng, khi con người thu mình lại, chú trọng “bảo vệ mình trước hết”? Đây là cuộc chiến không cân sức, văn học không thể biến thành khẩu trang bảo vệ con người, cũng không biến được thành thuốc uống, nhưng văn học hậu thuẫn phía sau tiếp thêm cho con người niềm tin và hy vọng để không cảm thấy lẻ loi và từ bỏ: “Cuộc sống vẫn đang tiếp tục. Làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID lại ập tới. Cả nước lại bắt tay thật chặt bàn tay kết đoàn. Đó chính là sức mạnh vĩnh cửu của Việt Nam để tiếp tục thế trận chiến đấu để chiến thắng trên mọi mặt trận, mọi miền, tỉnh thành, thôn quê với tuyên ngôn giản dị, mộc mạc của cuộc sống. Từ đây, người biết quê người, từ đây người biết yêu người, từ đây người biết thương người”(Paris+14). Những thông điệp tốt đẹp từ văn chương vẫn luôn bên bạn dù dịch bệnh không biết còn kéo dài bao lâu, nhưng khi bạn cần, mặc cho trong hoàn cảnh khổ đau hay hạnh phúc, văn chương chắc chắn cũng không rời khỏi hiện thực đó, không bao giờ bỏ lại ai phía sau trong cuộc chiến này.

 Lí lẽ 2:

Song, không phải tác phẩm nào cũng có sức mạnh kết nối, đó phải là một tác phẩm chân chính. Nhà văn trong quá trình sáng tác không thể sao chép hiện thực một cách hời hợt, nông cạn. Đó phải là một đứa con tinh thần được thai nghén, ấp ủ, phản ánh những vấn đề thật sâu sắc, dẫn bạn đọc đến gần hơn với “chân-thiện-mỹ”, nói như Nam Cao: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả nhân loại” nhà văn với bút lực của mình phải cống hiến hết mình cho văn chương, để “sức mạnh kết nối” ấy còn sống mãi. Với mỗi độc giả hãy đọc và thâm nhập vào tác phẩm, bằng vốn sống và tri thức của mình, sống cùng tác phẩm, nhập vào như “người trong cuộc” để hiểu thật sâu, nắm chặt sợi dây kết nối mà văn chương truyền đến. Khi có sự hòa hợp đó “sức mạnh kết nối” của văn chương mới thực sự lan tỏa.

2. Một số vấn đề cần lưu ý:

- Cần bổ sung thêm nhiều dẫn chứng trong thực tế hơn nữa để thấy rõ được sức mạnh của văn chương.

Trên đây là phần nhận xét của tôi về tính thuyết phục của ý kiến khi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Hi vọng nhận được sự phản hồi, góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên