Soạn bài Bếp lửa - Cánh diều

Với soạn bài Bếp lửa trang 39, 40, 41 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Bếp lửa - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thơ tự do, bên cạnh các yêu cầu chung về đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý:

+ Dòng thơ dài, ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần…

+ Vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh.

- Đọc trước bài thơ Bếp lửa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Bằng Việt.

- Em nhớ nhất kỉ niệm nào với người thân trong gia đình? Hãy chia sẻ điều đó.

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Bằng Việt:

+ Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

Quảng cáo

+ Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc trong hồn thơ Bằng Việt. Sau tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ, ông có các tập thơ: Những khoảng trời, Đất sau mưa, Khoảng cách giữa lời.

+ Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa…

+ Tác giả đã nhận được: giải Nhất văn học – nghệ thuật Hà Nôi 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình:

Gia đình là một phần không thể thiếu của cuộc đời mỗi người. Ai cũng có những kỷ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình. Với tôi, những kí ức về bà nội sẽ luôn là nguồn năng lượng tích cực nuôi dưỡng tâm hồn!

Bà nội đã ra đi đã lâu. Trong quãng thời gian sống, bà luôn ở bên tôi nhiều nhất. Tôi nhớ những khoảnh khắc cùng bà ra vườn tưới rau, cuốc đất. Bàn tay của bà có sức mạnh đặc biệt! Mỗi khi bà gieo trồng hạt gì xuống đất, nó đều phát triển nhanh chóng. Chỉ trong thời gian ngắn, cây trồng đã cho trái chín ngon. Bóng dáng của bà trong vườn, mang theo gánh nước, vẫn khiến tôi nhớ mãi.

Quảng cáo

Một ngày kia, khi đang chơi trong nhà, tôi bắt gặp chú mèo con. Tôi đã nảy ra ý định trêu chọc nó. Tôi tiến gần và giơ chiếc gậy. Con mèo sợ hãi và chạy vào góc. Tôi tiếp tục truy đuổi nó. Bị dồn vào góc tường, nó giơ vuốt sắc nhọn cào vào tay tôi. Tôi đau đớn, kêu lên. Bà hốt hoảng chạy ra từ bếp. Bà lau vết thương cho tôi rất cẩn thận và nhẹ nhàng. Bà giáo huấn tôi về tình yêu thương đối với động vật. Tâm tình và lời dặn dò của bà khiến tôi hối hận về hành động của mình. Bà là người như vậy! Bà không bao giờ trách mắng ai. Luôn dùng tình yêu thương để khuyên bảo mọi người.

Khi nghe về chú mèo, lòng em trào dâng yêu thương và biết ơn bà vô cùng. Dù bà không còn ở bên nhưng những lời dạy dỗ của bà sẽ luôn ấm áp và dẫn dắt em suốt cuộc đời! Em nhớ bà rất nhiều!

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Soạn bài Bếp lửa | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ người cháu.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

Câu

Nhịp

Vần

1

3/4

Khổ 1: vần lưng, vần chân, vần liền

2

3/4

3

3/4

4

3/5

Khổ 2: vần chân

5

4/4

6

4/4

7

3/5

8

4/4

9

3/5

Khổ 3: vần chân

10

3/5

11

4/5

12

4/4

13

3/5

14

3/5

15

4/4

16

4/4

17

3/5

18

3/5

19

3/5

20

4/4

Khổ 4: vần chân

21

4/4

22

3/5

23

3/5

24

4/4

25

4/3/2

26

2/5

27

4/5

 

28

3/5

29

3/5

30

4/4

Khổ 6: vần chân

31

4/4

32

3/4

33

3/4

34

4/4

35

4/4

36

3/3/2

37

3/3/2

38

5/5

 

39

4/4

 

40

5/3

 

41

3/5

 

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở những dòng thơ này.

Trả lời:

- "Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng cháu cùng bà vẫn luôn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nồng ấm, ngọn lửa của sự sống, khoảng thời gian đó dẫu trải qua khó khăn nhọc nhằn nhưng chỉ cần có bà vẫn thật bình yên. Tuổi thơ người cháu gắn với bà với bếp lửa yêu thương, gắn với cả tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng, như thúc giục người nông dân mau ra ruộng thu hoạch thoát khỏi sự đói khát. Từ "tu hú" được lặp lại ba lần như khẳng định nỗi nhớ của tác giả vì trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Tiếng tu hú trở thành một khoảng trời kỷ niệm nhẹ nhàng đậm tình yêu thương giữa tác giả và bà.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý những lời nói, việc làm của bà.

Trả lời:

- Lời nói: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

- Việc làm: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ “nhóm”, đảo ngữ “lận đận đời bà…”, ẩn dụ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả,...

=> bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.

Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Khổ thơ cuối là cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình. Vì trong tiềm thức người cháu luôn có ánh sáng và hơi ấm của bà.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào?

Trả lời:

- Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?

Trả lời:

- Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm:

+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945)

+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác

+ Năm giặc đốt làng

- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện:

+ Năm lên 4 tuổi: năm đói

+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà dạy dỗ cháu nên người.

+ Năm giặc đốt làng: đốt nhà, bà dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.

- Người bà là tia sáng, chắp cánh ước mơ cho cháu trên mọi chặng đường.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 12 lần trong bài thơ và là hình ảnh quen thuộc mà bà nhóm lửa mỗi sáng. Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà bởi ngọn lửa tượng trưng cho tình cảm của bà, là ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu.

- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa: bếp lửa là nơi thắp sáng niềm tin, tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối tình yêu từ bà sang cháu.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ:

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Em thích hình ảnh: bếp lửa nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bởi vì hình ảnh bếp lửa đã gắn liền với tuổi thơ tác giả, nhắc đến bếp lửa là nhắc đến hình ảnh người bà tần tảo, giàu tình yêu thương. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ là khơi dậy những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?

Trả lời:

- Điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa:

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu đạt.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giàu liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Nội dung về lòng biết ơn, kính yêu của người cháu đối với bà, với quê hương, đất nước.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Trả lời:

Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời vì nó là nguồn động lực mà mỗi con người hướng đến. Tuổi thơ trước hết gắn liền với gia đình, nơi ta được đón nhận tình yêu thương và sự sẻ chia. Ngoài ra để có thể tỏa sáng trong suốt hành trình cuộc đời thì tuổi thơ thường đi kèm với niềm đam mê. Điều này giúp con người phát triển được tư duy sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng phong phú, góp phần hình thành và nuôi dưỡng niềm đam mê ngay từ khi còn nhỏ. Hai yếu tố trên đều gắn liền mật thiết với tuổi thơ và là động lực để giúp con người phát triển trong hành trình dài rộng của cuộc đời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên