Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Cánh diều

Với soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 99, 100, 101 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

Yêu cầu thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi đã được rèn luyện ở Bài 4 (sách Ngữ văn 9, tập một). Bài 9 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Về lí thuyết, các em xem lại mục 1. Định hướng trong phần Nói và nghe của Bài 4. Bài 9 tập trung vào thực hành, nội dung thảo luận gắn với vấn đề đặt ra trong các văn bản đã đọc. Văn bản bi kịch và truyện trong Bài 9 đặt ra rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, cần thảo luận, chẳng hạn:

- Qua văn bản Sống, hay không sống? (trích Ham-lét của Sếch-xpia), thảo luận về quan niệm thế nào là sống có lí tưởng đối với tuổi trẻ hiện nay.

- Truyện Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi) nhắc nhở người đọc cần biết ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm (hèn yếu) của chính mình.

- Từ văn bản Đình công và nổi dậy (trích Kim tiền của Vi Huyền Đắc), thảo luận về vấn đề tác dụng và tác hại của đồng tiền trong cuộc sống hoặc tiền có quyết định hạnh phúc của mỗi con người hay không.

Ngoài ra, các em cũng có thể nêu lên nhiều vấn đề khác đặt ra trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 9 để thảo luận, trao đổi.

Quảng cáo

2. Thực hành

Bài tập (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ những lời độc thoại của nhân vật Ham-lét trong đoạn trích “Sống, hay không sống?” (trích vở kịch Ham-lét của Sếch-xpia), thảo luận vấn đề biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Sống, hay không sống? và nội dung phần Viết trong Bài 9.

- Tìm hiểu ý nghĩa của sự dằn vặt, tự hỏi chính mình (tự vấn lương tâm).

- Liên hệ với cuộc sống hiện nay và trải nghiệm của cá nhân mình để có các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục trong thảo luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý.

- Bài thảo luận cần tập trung làm rõ vấn đề theo một số câu hỏi gợi ý sau:

Quảng cáo

+ Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? nêu lên những băn khoăn, trăn trở gì trong tâm hồn của nhân vật này?

=> Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”.

+ Những lời tự vấn lương tâm ấy đã giúp Ham-lét nhận ra điều gì?

=> Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha.

+ Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện không? Vì sao?

=> Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời.

Quảng cáo

+ Cần làm gì để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn?

=> Để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.

- Từ các ý đã tìm được, sắp xếp bài thảo luận theo bố cục ba phần:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề: tán thành hay không tán thành ý kiến “tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn”.

+ Nội dung chính: lần lượt trình bày và thảo luận về nội dung đã chuẩn bị khi tìm ý.

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề: biết tự vấn lương tâm về ý nghĩa cuộc sống sẽ giúp con người sống tốt hơn.

c) Nói và nghe

Tổ chức thảo luận bằng cách:

- Người chủ trì nêu vấn đề cần thảo luận.

- Một số bạn nêu ý kiến cá nhân.

- Các bạn khác trao đổi lại: đặt câu hỏi, nêu ý kiến phản bác và đề xuất ý kiến cảu các nhân mình,…

- Người chủ trì nêu ý kiến tổng hợp chung.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn! Như chúng ta đã biết, Shakespeare, nhà văn và nhà viết kịch thiên tài của Anh, để lại di sản lớn trong sự phát triển và hình thành của nghệ thuật kịch phương Tây. "Hamlet" là một trong những tác phẩm nổi bật, xoay quanh cuộc sống của thái tử Hamlet ở Đan Mạch. Trong vở kịch, Ham-lét đã có những sự đấu tranh trong nội tâm của mình qua những lời độc thoại. Và qua những lời độc thoại đó, chúng ta thấy nổi lên vấn đề biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn.

Những lời thoại ấy đã trở thành kinh điển: “Sống hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đụng kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ”. Hamlet băn khoăn về lẽ sống, bị dày vò bởi câu hỏi “Sống hay chỉ tồn tại?”. Ta nên khom lưng chịu đựng cường quyền như sỏi đá vô tri để bảo toàn cho sinh mệnh nhỏ nhoi hay đứng lên chiến đấu trong cô độc, bất chấp những khó khăn? Hamlet mang trong mình những lí tưởng cao đẹp, ước mơ thay đổi cục diện xã hội nhưng lại phải chọn cách giả điên để sống thật với chính mình. Đây chính là sự bất lực và tuyệt vọng đến cùng cực. Bao quanh chàng toàn là những điều giả dối và những kẻ xu nịnh, tham lam. Chỉ mình Hamlet nhận ra sự thực và đau khổ với sự thực ấy. Thậm chí, cái chết cũng chẳng thể làm chàng nguôi ngoai. Hamlet thét lên trong niềm tuyệt vọng và căm phẫn: “Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục, khi chỉ cần với một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ yên nghỉ. Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới?”. Hamlet không chỉ ý thức rõ về thực tại mà còn ý thức về chính mình. Những ước mơ, khát vọng cao đẹp bị lòng thù hận xâm chiếm.

Trong xã hội ngày nay, biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Và để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.

Tóm lại, biết tự vấn lương tâm là một quá trình. Chúng ta không cần phải vội vàng, đó không phải là việc có thể thực hiện được trong 1 - 2 ngày. Hãy sử dụng những suy nghĩ mạnh mẽ để chống lại những nỗi sợ hãi lớn nhất trong bản thân mỗi người. Khi nhận ra mình là ai, chúng ta sẽ mất ít thời gian hơn để khiến bản thân hạnh phúc. Tập trung vào điểm mạnh sẽ mang lại những động lực cần thiết để tạo ra sự khác biệt to lớn và tốt hơn.

d) Kiểm tra, chỉnh sửa

Đối chiếu với các yêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý đề văn đã làm ở bài này để kiểm tra, đánh giá:

- Nội dung trao đổi, thảo luận có tập trung vào trọng tâm không?

- Hình thức thảo luận đã phong phú, hấp dẫn; tạo được không khí tranh luận chưa?

- Thái độ, tình cảm trong thảo luận có phù hợp (hoà nhã, tôn trọng người đối thoại,…) không?

- Buổi thảo luận có những ưu điểm nào và còn mắc phải những hạn chế gì?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên