Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá: Tự đánh giá cuối học kì 2 trang 139, 140, 141, 142 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều

Quảng cáo

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích “Cấu trúc trong bài thơ Bếp lửa” (trang 139-140 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Cánh diều), chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3) và trả lời các câu hỏi (từ câu 4 đến câu 6):

Câu 1 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Trong câu văn sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để thể hiện tác động của bài thơ Bếp lửa đối với bạn đọc?

Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?

A. So sánh 

B. Chơi chữ

C. Ẩn dụ 

D. Điệp từ

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu 2: Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản nghị luận văn học?

Quảng cáo

A. Vì văn bản giới thiệu về bối cảnh ra đời và đề tài, chủ đề của bài thơ Bếp lửa`

B. Vì văn bản phát biểu cảm nghĩ của người viết về cách kể trong bài thơ Bếp lửa

C. Vì văn bản thuyết phục người đọc về đặc điểm truyện kể trong bài thơ Bếp lửa

D.Vì văn bản kể về câu chuyện mà tác giả Bằng Việt đã viết trong bài thơ Bếp lửa 

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu nào sau đây nêu lên vấn đề chính cần làm rõ của đoạn trích trên? 

A. Bếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ “đi cùng năm tháng”...

B. Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?

C. Là cảm xúc chân thành của tác giả, là hình tượng bếp lửa, là hình ảnh người bà cứ trở đi trở lại trong bài?

D. Tất cả đều đúng, và theo ý kiến chủ quan của tôi, cái hay, cái độc đáo của Bếp lửa còn được làm nên từ cấu trúc bài thơ: cấu trúc kể chuyện.

Quảng cáo

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Theo em, trong đoạn trích trên, người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu 5 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dẫn ra một câu văn nêu lí lẽ và lời phân tích, bình luận chủ quan của người viết trong đoạn trích.

Trả lời:

- Một câu văn nêu lí lẽ và lời phân tích, bình luận chủ quan của người viết trong đoạn trích: Bếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ “đi cùng năm tháng” với nhiều thế hệ người Việt, nhất là những ai trải qua quãng đời niên thiếu nơi “đồng chiều cuống rạ”. 

Câu 6 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu văn sau có phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này hay không? Vì sao? 

Có thể nói, bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất, gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn”. 

Quảng cáo

Trả lời:

- Câu văn sau chưa phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này. Vì bài viết đang đề cập đến đặc điểm truyện kể trong khi câu văn trên chỉ nói tới biến cố - một trong những yếu tố của truyện kể. Vì vậy mà không thể nói câu văn trên là kết luận cho toàn bộ bài viết.

II. Viết

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giải thích vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần biết ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm của chính mình.

Trả lời:

Trong cuộc sống con người không thể tránh khỏi những sai lầm. Nhưng để hoàn thiện hơn mỗi người cần biết nói lời xin lỗi khi làm sai điều gì đó. Nguyên lý sâu xa nhất trong bản tính con người là luôn khao khát được tán thưởng khen ngợi. Còn đối với những lời chê bai, ta thường có phản ứng né tránh, thậm chí chán ghét và khó chịu. Richard Calson sau khi được chỉ ra lỗi sai của bản thân đã từng nói: “cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai”. Câu nói thể hiện thái độ đúng đắn, tích cực và cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Bởi vì những con người thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của người khác là những người muốn ta tốt lên và hoàn thiện bản thân hơn. Như nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung hoa từng nói: “người chê ta mà chê phải là thầy của ta”. Trước một lời chê thẳng thắn và thật lòng ta nên cảm thấy biết ơn và trân trọng vì nó giúp ta rút ra những bài học và kinh nghiệm sau mỗi sai lầm để có thể tiến bộ hơn. Cảm kích trước những lời chê bai giúp ta nhận được sự yêu mến và kính trọng từ mọi người. Bởi vì là người biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu nên ai cũng thấy dễ gần và dễ dàng chia sẻ những quan điểm, mong muốn của họ. Từ đó thái độ thái độ chấp nhận cái sai và sẵn sàng sửa đổi của ta là những sợi chỉ đỏ kết nối những trái tim chân thành của những người bạn quanh ta. Lỗ Tấn từng dạy con rằng: “con người ta sống cần có cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Cái đầu lạnh để ta luôn tỉnh táo phân biệt đúng và sai, nhận ra ta cần phải chắt lọc, và tiếp thu với những điều mà người khác nói. Còn trái tim nóng đập rạo rực là một trái tim biết lan tỏa tình yêu thương, biết đối nhân xử thế sao cho tinh tế và khéo léo. Hãy trở thành người có trái tim nóng và cái đầu lạnh để biết cảm ơn trước những người dạy ta bằng những lời chê bai chân thành.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích nhất trong bài thơ Nơi em về.

Nơi em về

Nơi em về có một chiếc tàu cau
Rơi lặng lẽ xuống vườn sương cỏ ướt
Tuổi thơ anh sớm mai nào bắt được
Tiếng xạc xào cao vút của trời xanh.

Nơi em về, xuân tím nụ vườn chanh
Hoa xoan tím, hoa lục bình cũng tím
Cành tre nhỏ có ngày chim khách đến
Tận bây giờ chờ đợi vẫn rung rung...

Nơi có ngày bắt được chú chuồn kim
Anh vặt cánh làm mồi cho lũ kiến
Nơi không biết sau nầy khi đã lớn
Anh hoá chú chuồn kim cánh mỏng ở trong đời

Nơi em về, câu mẹ hát à ơi
Anh nghe được qua lời ru bé khác
Lần qua thời gian lời ru thành nước mắt
Nước mắt đầm nhân nghĩa giữa lòng anh.

Nơi em về, mương nhỏ cỏ còn xanh
Dòng mực tím đã trôi về dĩ vãng
Vẫn còn đó hoàng hôn ngời sắc ráng
Trên cỏ nằm mắt uống những sao xa.

Nơi em về, trái thị vẫn ngày xưa
Người thương thị, thị thương người phúc hậu
Khế xuống ngọt nồi canh chua mẹ nấu
Túi ba gang vàng, góp mãi khôn đầy.

Nơi em về, mùa hạ vẫn thơ ngây
Tiếng ve hát râm ran vòm duối cổ
Ve ơi ve, mắt mày trong trẻo quá
Em thấy được gì trong mắt của ve đây?

Chiều thu vàng phấn mướp, cánh ong bay
Tiếng cục tác gà trưa đi lót ổ...
Nhà đi vắng cửa rèm bỏ ngỏ
Những sắc, thanh xa, vợi tới dâng đầy...

[…]

(NGUYỄN SĨ ĐẠI, Trái tim người lính (thơ), NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1998)

Trả lời:

Bài thơ "Nơi em về" của Nguyễn Sĩ Đại là một bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc nhưng đong đầy tình yêu thương. Nét đặc sắc về nội dung mà tôi yêu thích nhất trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lắng của tác giả.

Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể, sinh động của làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh "chiếc tàu cau" rơi lặng lẽ trong vườn sương cỏ ướt, là tiếng xạc xào cao vút của trời xanh, là những nụ hoa chanh tím, hoa xoan tím, hoa lục bình tím, là cành tre nhỏ rung động khi chim khách đến, là trái thị ngày xưa, là tiếng ve râm ran vòm duối cổ, là cánh ong bay trong chiều thu vàng phấn mướp, là tiếng gà trưa đi lót ổ... Tất cả những hình ảnh ấy đều gợi nhớ về một quê hương thanh bình, yên ả, tràn đầy sức sống.

Nỗi nhớ quê hương còn được thể hiện qua những kỷ niệm đẹp đẽ của tác giả gắn liền với quê hương. Đó là kỷ niệm tuổi thơ "sớm mai nào bắt được" tiếng xạc xào cao vút của trời xanh, là kỷ niệm về người thương "thị thương người phúc hậu", là kỷ niệm về mâm cơm gia đình với nồi canh chua nấu từ trái thị, là kỷ niệm về mùa hạ thơ ngây với tiếng ve hát râm ran... Những kỷ niệm ấy gợi lên trong lòng tác giả niềm thương cảm, bâng khuâng, xao xuyến.

Nỗi nhớ quê hương được thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc. Tác giả không trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ quê hương mà sử dụng những hình ảnh, kỷ niệm để gợi nhớ về quê hương. Chính điều này đã làm cho bài thơ trở nên sâu lắng, da diết và lay động lòng người.

Nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lắng của tác giả trong bài thơ "Nơi em về" là một nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam. Nỗi nhớ ấy thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu những gì gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.

Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ... để tăng sức gợi cảm cho bài thơ. Nhịp thơ nhẹ nhàng, du dương, kết hợp với những hình ảnh thơ mộc mạc, bình dị đã tạo nên một bức tranh quê hương đẹp đẽ, sống động trong lòng người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên