Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo - Cánh diều

Với soạn bài Viết truyện kể sáng tạo trang 23, 24, 25, 26 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

1.1. Truyện kể sáng tạo là một văn bản tự sự, ở đó, người kể (có thể là nhân vật trong truyện – ngôi thứ nhất, hoặc người ngoài cuộc – ngôi thứ ba) kể lại một cách sáng tạo những sự việc diễn ra ở một không gian, thời gian nào đó, gắn với những nhân vật cụ thể. Thông qua câu chuyện, tác giả thể hiện quan điểm, suy nghĩ, thái độ của mình về những vấn đề của đời sống. Trong truyện, bên canh lời kể, còn có những câu, đoạn văn miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật hoặc bối cảnh, đồng thời bộc lộ cái nhìn, tình cảm, cảm xúc của người kể và của chính nhà văn. Truyện kể sáng tạo có thể là một câu chuyện hoàn toàn mới hoặc mô phỏng một truyện đã có nhưng điều chỉnh, thay đổi các chi tiết, sự việc, nhân vật,… theo ý tưởng của người kể.

Viết truyện kể sáng tạo là tạo lập một văn bản tự sự có yếu tố hư cấu và có tính nghệ thuật nhất định. Khác với các văn bản như nhật kí, hồi kí, bản tường trình,…, truyện cho phép người viết tưởng tượng những sự việc, con người không có thật (ví dụ: thần tiên, ma quỷ,…) hoặc chỉ có một phần sự thật (ví dụ: Sự tích Hồ Gươm). Nhưng dù hư cấu như thế nào thì truyện vẫn luôn đặt ra những vấn đề của đời sống con người. Vì thế, việc sáng tạo ra các tình huống, sự việc, chi tiết, nhân vật (con người, con vật, thần, thánh…),… chỉ là phương thức để người viết gửi gắm những thông điệp về cuộc sống. Đó có thể là một bài học về đạo lí, lối sống hay một quan niệm, một góc nhìn về thiên nhiên, xã hội, con người.

1.2. Để viết truyện kể sáng tạo, các em cần lưu ý:

- Mục đích viết truyện kể sáng tạo là gì? Truyện hướng tới đối tượng người đọc nào?

Quảng cáo

- Truyện kể việc gì hoặc mô phỏng truyện nào? Ai sẽ là người kể chuyện?

- Cau chuyện diễn ra ở đâu (không gian), vào thời điểm nào (thời gian)? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

- Truyện mở đầu, diễn biến và kết thúc ra sao?

- Cần đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào những đoạn nào trong truyện và để làm gì?

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hãy nhập vai một trong ba nhân vật: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

a) Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Vụ cải trang bất thành, chú ý phần (3) của văn bản.

- Xác định người kể: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri để chuyển lời kể cho phù hợp với ngôi kể.

Quảng cáo

b) Tìm ý và lập dàn ý (ví dụ người kể là Me-ri)

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Nội dung chính của phần (3) kể về việc gì?

=> Nội dung chính của phần (3) kể về việc vạch tội của Hôm đối với Uyn-đi-banh.

+ Nếu là Me-ri kể lại thì lời văn và chi tiết câu chuyện phải thay đổi như thế nào?

=> Nếu là Me-ri kể lại thì lời văn và chi tiết câu chuyện phải thay đổi theo cách nhìn nhận, đánh giá của Me-ri như: Uyn-đi-banh thu mình trong ghế bành, đầu gọc xuống, sụp đổ hoàn toàn khi nghe Hôm kể lại toàn bộ sự việc,…

+ Cần tạo lại tình huống và sắp xếp lại câu chuyện như thế nào theo lời kể của Me-ri?

=> Theo lời kể của Me-ri cần tạo lại tình huống và sắp xếp lại câu chuyện: Đề Me-ri nhìn thấy dáng vẻ, thái độ của Uyn-đi-banh trước rồi mới vào câu chuyện, …

+ Lựa chọn hoặc bổ sung các chi tiết miêu tả, biểu cảm vào câu chuyện thế nào?

=> Các chi tiết miêu tả, biểu cảm cần được bổ sung vào câu chuyện để nêu lên được tâm trạng của Me-ri khi chững kiến sự việc: sự ngỡ ngàng chứng kiến sự việc,…

Quảng cáo

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài

Nêu bối cảnh câu chuyện: Khi Hôm vạch tội của Uyn-đi-banh, Me-ri đã có mặt và chứng kiến cảnh cuối.

Thân bài

Kể tóm tắt lại sự việc qua lời kể của Hôm (trang 15-16), ví dụ:

+ Tôi nhìn thấy Uyn-đi-banh thu mình trong ghế bành, đầu gọc xuống, sụp đổ hoàn toàn khi nghe Hôm kể lại toàn bộ sự việc.

+ Hoá ra hắn (Uyn-đi-banh) đã lừa dối tôi bằng cách: lợi dụng sự đồng loã của vợ là mẹ tôi, cùng tình trạng cận thị nặng của tôi, để đóng giả làm Hót-mơ En-giô và tán tỉnh, tỏ tình với tôi.

+ …

Kết bài

Nêu suy nghĩ của Me-ri sau vụ việc. Ví dụ: Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng trước âm mưu của ông cha dượng và rất cảm ơn Hôm đã giúp mình làm sáng tỏ vụ việc, tránh được một sai lầm khủng khiếp trong đời.

c) Viết

Viết văn bản truyện theo dàn ý. Trong khi viết có thể điều chỉnh, bổ sung các chi tiết hoặc các yếu tố miêu tả, biểu cảm miễn là hợp lí.

* Bài văn tham khảo

- Nhập vai Me-ri trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

Tôi là Me-ri, sống cùng mẹ và cha dượng. Tôi có vị hôn phu là Hót-mơ En-giô nhưng đã bị mất tích vào đúng hôm cử hành hôn lễ. Tôi đã tìm đến thám tử Hôm và nhờ giúp đỡ. Hôm nay, tôi đến nhà thám tử để xem kết quả tìm người đến đâu.

Vừa đến cửa, tôi đã nghe thấy tiếng nói của Hôm ở trong phòng vọng ra. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy Uyn-đi-banh (cha dượng tôi) đang thu mình trong ghế bành, đầu gọc xuống, sụp đổ hoàn toàn khi nghe Hôm kể lại toàn bộ sự việc. Hoá ra hắn (Uyn-đi-banh) đã lừa dối tôi bằng cách: lợi dụng sự đồng loã của vợ là mẹ tôi, cùng tình trạng cận thị nặng của tôi, để đóng giả làm Hót-mơ En-giô và tán tỉnh, tỏ tình với tôi. Hắn đã cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu để che đậy cặp mắt vốn thân quen, đeo râu tóc giả, biến giọng nói thông thường thành một giọng nói thì thâm khó nghe. Hắn đã thành công trở thành một anh chàng Hót-mơ Ên-giô để gạt ra ngoài lề tất cả những đối thủ lăm le tán tỉnh tôi. Tôi đã tin tưởng và đính hôn với gã. Thật đáng thương cho tôi!

Nghe hết câu chuyện của Hôm, tôi đẩy cửa đi vào, nhìn chằm chằm vào gã cha dượng. Tôi thật sự không dám tin vào sự thật này. Gã cha dượng nhìn thấy tôi liền hốt hoảng, sợ hãi bỏ chạy ra khỏi căn nhà của Hôm. Tôi rất cảm ơn Hôm đã giúp mình làm sáng tỏ vụ việc, tránh được một sai lầm khủng khiếp trong đời.

- Nhập vai cha dượng trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

Tôi, cha dượng của Me-ri. Tôi đã kết hôn với một góa phụ hơn tôi rất nhiều tuổi chỉ vì tài sản của bà. 

Cô con gái của vợ tôi rất tốt bụng, rộng rãi nên đã để cho tôi sử dụng số tiền ấy. Đối với những người thuộc tầng lớp như tôi thì số tiền đó quả là cũng đáng kể. Nếu mất đi số lợi tức thi cuộc đời tôi cũng sẽ khác nhiều, thành thử tôi phải cố gắng để duy trì. Nhận thấy hôn nhân của cô gái là mối đe doạ đối với khoản thu nhập một trăm bảng một năm, tôi giữ rịt cô gái tại nhà, ngăn ngừa cô kết giao với những bạn bè cùng trang lứa. Nhưng tôi sớm thấy đây không phải là giải pháp lâu dài. Cô gái đã phản ứng để đòi quyền lợi chính đáng, cương quyết đòi tham gia vũ hội. Đến đây, tôi bèn nghĩ ra kế hoạch khác. Lợi dụng sự đồng loã của vợ cùng tình trạng cận thị nặng của cô gái, tôi cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu để che đậy cặp mắt vốn thân quen, đeo râu tóc giả, biến giọng nói thông thường thành một giọng nói thì thâm khó nghe. Trước cặp mắt cận của con gái mình, tôi nghiễm nhiên trở thành một anh chàng Hót-mơ Ên-giô để gạt ra ngoài lề tất cả những đối thủ lăm le tán tỉnh Me-ri đáng thương. Me-ri đã bị lừa gạt và đính hôn với tôi. Tôi những tưởng đã thành công với kế hoạch của mình như Hôm - thám tử đã vạch trần kế hoạch xấu xa đó. Vì quá sợ hãi, tôi đã bỏ chạy ra khỏi căn nhà của Hôm.

Sau vụ đó, tôi đã ân hận vô cùng và đến cầu xin Me-ri tha lỗi cho mình và hứa sẽ không xuất hiện trước mặt con bé nữa. Me-ri thánh thiện đã đồng ý tha lỗi cho tôi. Chuyển ra ngoại ô sống, tôi cố gắng sửa đổi bản thân mình và sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại văn bản đã viết và đối chiếu với dàn ý đã lập để xác định những nội dung còn chưa đúng, bị sót hoặc tản mạn, lạc ra ngoài phạm vi đề tài, chủ đề của truyện. Chú ý sử dụng ngôi kể và điểm nhìn để kể lại sự việc, diễn biến và lời văn cho phù hợp với ngôi kể; các chi tiết mà mình đã “sáng tạo” thêm vào câu chuyện có hơpk lí hay không.

- Rà soát lại văn bản để kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi hình thức (nếu có) như: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt khó hiểu.

- Trong trường hợp có sai sót về nội dung và hình thức, cần đánh dấu những phần đó, ghi nội dung chỉnh sửa ở bên lề văn bản hoặc vào vở…

- Dựa vào kết quả của những việc làm trên, tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm trong văn bản truyện.

a) Cách thức

Trong văn bản truyện nói riêng và văn bản tự sự nói chung, kể, miêu tả và biểu cảm là các thao tác thường kết hợp với nhau để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, các sự việc, sự vật, chi tiết, nhân vât… sinh động hơn; đồng thời, thể hiện được tài năng quan sát, tưởng tượng cũng như biểu lộ rõ ràng cảm hứng, thái độ, quan điểm của người viết. Không có kể, sẽ không có truyện vì kể là thao tác làm hiện ra câu chuyện. Nhưng không có miêu tả và biểu cảm thì việc kể sẽ giảm đi sự lôi cuốn vì các chi tiết khô cứng, ngôn ngữ không giàu hình ảnh và khó truyển cảm hứng cho người đọc.

b) Bài tập (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 3 – Cánh diều): Đọc đoạn truyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc vội đuổi theo, ếch lẫn vào đám cỏ. Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai. Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang. Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lỳ trong ấy. Sau khi đem ống phung nước vào, bị sặc, một chú dế cực to khỏe mới thòi ra. Tóm được chú ta, nhìn kỹ: mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng. Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về. Cả nhà ăn mừng, cho bắt bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng. Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chắm sóc chí chút từng li từng tí, đợi đến kỳ hạn nộp quan.” (Bồ Tùng Linh)

- Chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm trong đoạn truyện trên.

- Hãy cho biết, nếu bỏ các từ ngữ, câu văn miêu tả thì đoạn truyện trên sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm trong đoạn truyện trên:

+ Kể: Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra; Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang; Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chắm sóc chí chút từng li từng tí, đợi đến kỳ hạn nộp quan.

+ Tả: Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả; một chú dế cực to khỏe

+ Biểu cảm: Thành kinh ngạc vội đuổi theo, ếch lẫn vào đám cỏ; Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về; Cả nhà ăn mừng, cho bắt bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng.

- Nếu bỏ các yếu tố miêu tả, người đọc sẽ không hình dung được hình ảnh của con dế, hành động cố công tìm dế và sự chăm sóc tỉ mỉ dế của Thành.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên