Soạn bài Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trang 73, 74, 75, 76 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - Cánh diều

Quảng cáo

Đọc văn bản “Di tích lịch sử Địa đạo Củ chi” (trang 73 - 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích về hệ thống đường hầm ở huyện Củ Chi

B. Giới thiệu về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

C. Thuyết minh về chiến công của quân dân huyện Củ Chi

D. Giới thiệu về lịch sử hình thành Địa đạo Củ Chi

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Văn bản trình bày thông tin theo cách nào là chính?

A. Theo quan hệ nguyên nhân - kết quả

B. Theo thời gian và phân loại đối tượng

Quảng cáo

C. Theo trật tự không gian và tầm quan trọng

D. Theo không gian và nguyên nhân - kết quả

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu ki-lô-mét và di tích này được chia làm mấy khu?

A. Hơn 500 ki-lô-mét và hai khu

B. Hơn 150 ki-lô-mét và ba khu

C. Hơn 200 ki-lô-mét và hai khu

D. Hơn 300 ki-lô-mét và bốn khu

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu văn nào nêu đặc điểm "thiên la địa võng" của hệ thống địa đạo Củ Chi?

A. Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường "xương sống" (đường chính) tỏả ra vô số nhánh, ăn thông với nhau, hoặc độc lập, tùy theo địa hình.

B. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

C. Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tâng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ.

D. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên nguy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ...

Trả lời:

Chọn đáp án: A.

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Vì sao Địa đạo Củ Chi được công nhận là một di tích lịch sử?

A. Vì đây là một địa danh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam

B. Vì đây là một nơi còn lưu giữ nhiều cổ vật của người xưa

Quảng cáo

C. Vì đây là công trình xây dựng và địa điểm có giá trị lịch sử

D. Vì đây là một nơi trưng bày nhiều sản phẩm văn hóa, khoa học

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thuyết minh giới thiệu một di tích lịch sử?

Trả lời:

Văn bản trên được coi là văn bản thuyết minh vì văn bản cung cấp thông tin về đặc điểm kiến trúc, cấu trúc, sự kiện lịch sử liên quan đến di tích lịch sử.

Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Di tích lịch sử mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giới thiệu?

Trả lời:

- Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Sang thời kì kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được mở rộng.

- Từ năm 1966, dân Củ Chi đã xây dựng một hệ thống đường hầm dài hơn 200km kết hợp với khoảng 500km chiến hào khiến kẻ thù khiếp sợ.

- Dựa vào hệ thống địa đạo, quân và dân Củ Chi đã kiên cường báo trụ đánh địch bằng cả ba mũi giáp công và đã lập được những chiến công xuất sắc được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Tuy nhiên, Củ Chi cũng chịu nhiều tổn thất.

- Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược và Địa đạo Bến Đình.

- Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo, xe tăng, xe bọc thép, là nơi ngụy trang kín đáo, dự trữ lương thực, thực phẩm, nơi sinh hoạt và làm việc của quân và dân ta.

- Khu di tích lịch sử Địa đạo củ Chi là kì quan về nghệ thuật quân sự độc đáo, nơi giáo dục tinh thần yêu nước, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

- Ngày 23-12-2015 di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Câu 8 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 (từ đầu - địa đạo được gia cố và mở rộng): lịch sử hình thành của khu di tích.

+ Phần 2 (tiếp - rẫy và rừng bị phá): di tích gắn liền với các sự kiện lịch sử có nhiều chiến công vang dội. 

+ Phần 3 (tiếp - biểu diễn văn nghệ): cấu trúc địa hình của khu di tích.

+ Phần 4 (còn lại): ý nghĩa, giá trị lịch sử của khu di tích

Câu 9 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Em biết thêm được điều gì từ văn bản Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi?

Trả lời:

- Từ văn bản, em biết thêm về hệ thống đường hầm của khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Đó là hệ thống đường hầm lớn, ngụy trang cả đời sống sinh hoạt lẫn công tác tác chiến của quân và dân ta.

Câu 10 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Em thích nhất nội dung nào trong bài giới thiệu? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất nội dung: “Dựa vào hệ thống địa đạo …. thất bại âm mưu của địch”. Vì nội dung này đã cho thấy giá trị của hệ thống địa đạo cũng như sự kiên cường của người dân Củ Chi trong việc đánh thắng quân giặc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên