Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu là gì?

1. Biến đổi cấu trúc câu

- Khái niệm: Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc câu của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn.

- Ví dụ: “Chất đã hất đổ chiếc lọ thuỷ tinh từ trên bàn xuống.” (Trần Đức Tiến) => Chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ: Chiếc lọ thuỷ tinh đã bị Chất hất đổ từ trên bàn xuống. 

2. Mở rộng cấu trúc câu:

- Khái niệm: Mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu nhằm biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

- Ví dụ: “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.” (Tô Hoài)

=> Trạng ngữ (in đậm) được thêm vào để nêu rõ bối cảnh (thời gian) của đặc điểm (toàn màu vàng) mà tác giả miêu tả ở vị ngữ. 

II. Phân loại biến đổi và mở rộng cấu trúc câu

Các kiểu biến đổi cấu trúc câu thường gặp là: 

Quảng cáo

+ Thay đổi trật tự các thành phần trong câu.

Ví dụ, chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhấp nhô thấp thoáng những đỉnh đảo xanh đen, bồng bềnh lúc ẩn, lúc hiện.” (Thi Sảnh) 

+ Biến đổi câu chủ động (câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt đông tác động vào đối tượng) thành câu bị động (câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động).

Ví dụ: “Chất đã hất đổ chiếc lọ thuỷ tinh từ trên bàn xuống.” (Trần Đức Tiến)

=> Chiếc lọ thuỷ tinh đã bị Chất hất đổ từ trên bàn xuống. 

III. Bài tập về biến đổi và mở rộng cấu trúc câu

Bài 1. Biến đổi câu bị động sau thành câu chủ động và cho biết nghĩa của câu đã thay đổi như thế nào sau sự biến đổi này.

Khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử được người đời sau gọi là tượng An Kỳ Sinh. 

(Theo Thi Sảnh, Yên Tử, núi thiêng)

Trả lời:

- Chuyển câu bị động thành câu bị động: Người đời sau gọi khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử là tượng An Kỳ Sinh. 

Quảng cáo

- Nhận xét: Câu mới đặt trọng tâm thông tin vào đối tượng phát ngôn (Người đời sau), thay cho trọng tâm đặt vào đối tượng được nói đến (Khối đá có hình người) như ở câu gốc. 

Bài 2. Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Chính Thái Tông khi nhắc lại câu nói của Phù Vân quốc sư, đã gọi ông là Trúc Lâm đạo sĩ.

(Theo Thi Sảnh, Yên Tử, núi thiêng)

a. Xác định căn cứ để xếp câu trên vào kiểu câu chủ động.

b. Biến đổi cấu trúc của câu từ chủ động thành bị động theo hai hướng.

- Hoán đổi vị trí các cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động và chủ thể của hoạt động, có sử dụng từ được.

- Sử dụng từ được nhưng lược bỏ cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động.

Trả lời:

a. Căn cứ để xếp câu văn trên vào kiểu câu chủ động là: Không có các từ: Được, bị - những từ ngữ đặc trưng cho kiểu câu bị động. 

Quảng cáo

b.

-  Biến đổi: Phù Vân quốc sư đã được chính Thái Tông gọi là Trúc Lâm đại sĩ, khi vị vua này nhắc lại câu nói của ông. 

- Biến đổi: Chính vì quan điểm mới về Thiền thể hiện qua câu nói này, Phù Vân quốc sư đã được gọi là Trúc Lâm đạo sĩ. 

Bài 3. Đặt hai câu đơn đầy đủ thành phần, sau đó biến đổi hoặc mở rộng cấu trúc câu. Chỉ ra cách biến đổi/ mở rộng cấu trúc câu em đã sử dụng.

Trả lời:

 - Đặt 2 câu đơn:

1. Mặt trời mọc.

2.  Con chim hót.

- Biến đổi/ mở rộng cấu trúc câu:

1.  Tờ mờ sáng, mặt trời mọc.

2.  Vào buổi sáng sớm, khi những giọt sương còn đọng trên lá cây, con chim hót.

- Cách mở rộng câu: Thêm trạng ngữ.

Bài 4. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), trong đó có áp dụng các biện pháp mở rộng cấu trúc câu và biến đổi cấu trúc câu. Chỉ ra một trường hợp mở rộng cấu trúc câu và một trường hợp biến đổi cấu trúc câu trong đoạn văn đã viết.

Trả lời:

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời nhân vật Vũ Nương (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh). Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng, bạn đọc chúng ta đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mới có thể cảm nhận nỗi đau của nàng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. 

- Mở rộng: (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh) => thành phần biệt lập. 

- Biến đổi cấu trúc câu: Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng. => Đảo VN lên trước CN 

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên