Cách giải thích nghĩa của từ lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Cách giải thích nghĩa của từ lớp 11 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 11.
Cách giải thích nghĩa của từ lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Nghĩa của từ là gì?
- Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, khái niệm, cảm xúc....) mà từ biểu thị. Một từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa gốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh).
- Ví dụ về nghĩa của từ:
+ Ăn (nghĩa gốc): động từ chỉ hành động đưa thức ăn qua đường miệng để nuôi sống cơ thể. (ăn cơm, ăn uống, ăn cỗ,...)
+ Ăn (nghĩa chuyển): (máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động. (ăn dầu, ăn xăng,...)
II. Một số cách giải nghĩa của từ
Một số cách giải nghĩa của từ
- Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, khái niệm, cảm xúc....) mà từ biểu thị.
- Giải thích trực quan: chỉ sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó.
Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ đàn tính bằng hình ảnh cây đàn thật,...
- Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ cảnh sử dụng.
Ví dụ: Nghĩa của từ “ngon” trong hai ngữ cảnh sau đây sẽ khác nhau:
+ Món này ngon lắm! (ngon: nghĩa gốc, chỉ vị giác)
+ Xe này ngon lắm! (ngon (nghĩa chuyển), có nghĩa là "tốt". "chất lượng").
- Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ: phi trường: sân bay,...
- Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó.
Ví dụ:xe ngựa là “xe do ngựa kéo",...
III. Yêu cầu đối với một số cách giải thích nghĩa của từ
Yêu cầu đối với một số cách giải thích nghĩa của từ
* Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: phải nêu đầy đủ các khía cạnh của khái niệm; chỉ được “loại” tính đặc thù của đối tượng.
Ví dụ:
+ Tượng đài: Công trình kiến trúc lớn gồm một hoặc một nhóm tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm người có công lao lớn.
(Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr. 1082).
* Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: cần tìm từ giải thích dễ hiểu hơn từ được giải thích.
Ví dụ:
+ Hoan hỉ: đồng nghĩa với phấn khởi, vui vẻ, vui mừng,...
+ Điềm đạm: trái nghĩa với nóng nảy, bộp chộp, hấp tấp,...
* Làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó tổng hợp lại
Ví dụ:
+ Di sản:
. “di”: để lại cho người sau.
. “sản”: của cải.
=> Di sản: tài sản (vật chất hay tinh thần) mà người thời trước để lại.
* Khi giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
Ví dụ:
+ Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!
“Thảm” ở đây mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”.
- Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành từ cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi đây.
“Thảm” trong trường hợp này mang nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”.
IV. Bài tập về cách giải thích nghĩa của từ
Bài 1. Từ “lược thao” trong cụm từ “sách lược thao” ở bài Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi được định nghĩa như sau:
- Lược thao: phép tắc và mưu chước dụng binh, đây là cách gọi ghép hai từ lục thao và tam lược. Lục thao là tên một cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn, gồm sáu thiên; tam lược là tên một cuốn sách do Hoàng Thạch Công soạn, gồm ba phần.
Trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ cũng đã viết “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”.
So sánh sự giống và khác nhau của từ “thao lược” và “lược thao” được sử dụng trong hai trường hợp trên.
Trả lời:
– “Lược thao” và ”thao lược” đều là từ ghép đẳng lập. Tuy trật tự các yếu tố khác nhau nhưng cùng xuất phát từ nghĩa gốc (rút gọn của “Tam lược” và “Lục thao”, tên những cuốn sách binh pháp thời xưa), có nghĩa chung là nói chuyện quân sự, dùng binh.
– Trong Bình Ngô đại cáo, từ “lược thao” nằm trong cụm từ “sách lược thao, được dùng theo nghĩa danh từ, chỉ binh thư. Trong bài thơ của Nguyễn Công Trứ, từ này nằm trong cụm từ “gồm thao lược”, thiên về nghĩa tính từ, chỉ tài năng quân sự.
Bài 2. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu có viết:
28. Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Giải thích nghĩa của từ ngữ “danh thơm”, “tiếng ngay” trong đoạn trích trên. Tìm thêm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đó.
Trả lời:
- “Danh thơm”: danh tiếng tốt đẹp (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Từ“danh thơm” trong tiếng Việt do chữ “phương danh” trong Hán ngữ.
+ Từ đồng nghĩa: tiếng thơm, tiếng tốt, tiếng lành,...
- “Tiếng ngay”: danh tiếng ngay thẳng, chính trực (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Cụm từ “tiếng ngay” là một sáng tạo rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu, không (hoặc ít) thấy trong các tác phẩm trước đó.
+ Từ đồng nghĩa: ngay thẳng, chính trực, chính nghĩa,...
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 chọn lọc, hay khác:
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11
- Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường lớp 11
- Lỗi về thành phần câu và cách sửa lớp 11
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc lớp 11
- Biện pháp tu từ đối lớp 11
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 11
- Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo lớp 11
- Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt lớp 11
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)