Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt lớp 11 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 11.
Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Biện pháp tu từ là gì?
- Khái niệm: Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.
- Ví dụ về biện pháp tu từ:
Biện pháp điệp ngữ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
II. Cách thức phân loại biện pháp tu từ
Có thể chia các biện pháp tu từ đã học thành hai nhóm:
Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng |
Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ kết hợp |
|
Bao gồm |
So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. |
Điệp ngữ, đảo ngữ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh. |
Đặc điểm |
Thông qua hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ để làm nên hiệu lực biểu đạt. |
Thông qua sự phối hợp, sắp xếp từ ngữ và các yếu tố ngữ âm để tạo ra những ý nghĩa bổ sung có hiệu quả cao. |
III. Biện pháp tu từ so sánh
Biện pháp tu từ so sánh | |
Khái niệm |
Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. - Ví dụ: đen như mực, chậm như rùa,... |
Cấu trúc |
Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh (Từ ngữ chỉ phương diện so sánh) Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 (Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh). |
Phân loại |
So sánh ngang bằng: là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau để thấy nét tương đồng và giúp người đọc dễ hiểu. - Từ so sánh ngang bằng: như, y như,... |
So sánh không ngang bằng: là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. - Từ so sánh hơn kém: hơn, kém,... | |
Tác dụng |
- Làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. - Nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt. |
IV. Biện pháp tu từ nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hóa | |
Khái niệm |
Là phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Ví dụ: Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường (Nguyễn Duy, Ánh trăng) |
Phân loại |
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. |
Tác dụng |
- Làm cho thế giới loại vật, đồ vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người. - Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Câu văn, lời thơ,... trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc hơn. |
V. Biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ | |
Khái niệm |
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ khi được sử dụng, các sự vật và hiện tượng được đề cập được gợi tới hay gọi tên thông qua các sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng. - Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim (Tục ngữ Việt Nam) → ẩn dụ về sự kiên trì của sẽ thành công của con người. |
Phân loại |
Ẩn dụ hình thức: là hình thức ẩn dụ được sử dụng với mục đích là giấu đi một phầný nghĩa của sự vật hoặc sự việc mà từ đó biểu thị. |
Ẩn dụ phẩm chất: là sử dụng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng để nói về phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác thông qua những nét tương đồng của phẩm chất của các sự vật, hiện tượng đó. | |
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là phương pháp sử dụng hình ảnh của sự vật, hiện tượng thông qua giác quan này nhưng khi miêu tả hay diễn đạt lại mang tính chất hay đặc điểm của sự vật, sự việc lại thông qua cách sử dụng từ ngữ để diễn tả giác quan khác. | |
Ẩn dụ cách thức: Đây là hình thức ẩn dụ có có đa dạng cách thể hiện để nói về một vật đồ nào đó. Chính vì vậy, người viết hoặc người diễn đạt sẽ đưa ra hàm ý chung của cả câu. | |
Tác dụng |
- Tăng tính biểu cảm, thẩm mĩ cho câu văn, câu thơ. - Tạo dựng hình ảnh nghệ thuật, hoa mĩ, gợi lên cảm giác thú vị, hấp dẫn cho người đọc. - Tăng giá trị thẩm mĩ. - Thể hiện nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của người nói, người viết về hiện tượng, sự vật và mối quan hệ của chúng. |
VI. Biện pháp tu từ hoán dụ
Biện pháp tu từ hoán dụ | |
Khái niệm |
Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. - Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm → Hoán dụ bàn tay là sức lao động; sỏi đá là đất xấu,bạc màu; cơm là lúa gạo. |
Phân loại |
- Hoán dụ lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng |
Tác dụng |
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. - Biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện tượng khác để độc giả dễ dàng liên tưởng đến hai đối tượng mà không cần so sánh chúng. - Thể hiện được nhiều văn phong khác nhau, thể hiện được sự cá tính của tác giả và mang nhiều cảm xúc kín đáo, sâu sắc. |
VII. Biện pháp tu từ điệp ngữ
Biện pháp tu từ điệp ngữ | |
Khái niệm |
Là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng. - Ví dụ: Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng tre mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi? (Tố Hữu, Nhớ đồng) |
Phân loại |
Điệp ngữ cách quãng: là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp. |
Điệp ngữ nối tiếp: Là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau. | |
Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp vòng ngữ): Là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. | |
Tác dụng |
- Làm tăng tính gợi hình, gợi tả cho câu văn, câu thơ. - Nhấn mạnh ý tác giả mong muốn. - Tạo ra sự liệt kê các sự vật, sự việc. - Tạo sự khẳng định, chắc chắn cho câu văn, câu thơ. |
VIII. Biện pháp tu từ đảo ngữ
Biện pháp tu từ đảo ngữ | |
Khái niệm |
Là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ, trợ từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu cho lời văn, ý thơ. - Ví dụ: Thuyền về nước lại, sâu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận, Tràng giang) |
Phân loại |
- Đảo ngữ các thành phần trong câu - Đảo ngữ các thành tố cụm từ |
Tác dụng |
- Nhấn mạnh các hình ảnh, sự vật, con người để gây sự chú ý cho người đọc; thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói. - Tăng sức gợi cảm, gợi hình và sinh động cho câu thơ, câu văn. |
IX. Biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp tu từ nói quá | |
Khái niệm |
Là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa thể xa thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.... (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) |
Một số biện pháp nói quá |
- Nói quá kết hợp với so sánh tu từ. - Dùng từ ngữ phóng đại khác: từ mang sẵn nghĩa phóng đại (cực kỳ, vô cùng,...), thành ngữ phóng đại (đẹp như tiên, chậm như sên,...) |
Tác dụng |
- Nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. - Nhấn mạnh tính chất, ý nghĩa của sự vật, sự việc. |
X. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh
Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh | |
Khái niệm |
- Là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh sự thô tục và thiếu lịch sự. -Ví dụ: Thay “già” bằng “có tuổi, đứng tuổi,...”. |
Tác dụng |
- Giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn. |
XI. Biện pháp tu từ chêm xen
Biện pháp tu từ chêm xen | |
Khái niệm |
Là biện pháp tu từ, khi người viết xen một từ, cụm từ, một câu vào câu nhằm giải thích, bổ sung thông tin, ý nghĩa cho câu hoặc hướng tới mục đích tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. - Ví dụ: Thân bàng hoàng nhận ra khuôn mặt ấy rất giống Hồng Quân - người yêu của cô. (Minh Chuyên, Vào chùa gặp lại) |
Dấu hiệu nhận biết |
Thành phần chêm xen thường được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, dấn gạch ngang hoặc được đặt trong dấu ngoặc đơn. |
Tác dụng |
- Giúp bài văn trở nên sáng tạo hơn, mang lại tính logic, sự trôi chảy và phong phú trong nội dung; giúp tăng cường sự dễ hiểu, thuyết phục và độc đáo của bài viết. - Khi được sử dụng với mục đích tu từ cũng giúp lời văn giàu ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ hơn. |
XII. Biện pháp tu từ liệt kê
Biện pháp tu từ liệt kê | ||
Khái niệm |
Liệt kê là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết sắp xếp nối tiếp các từ, cụm từ cùng loại trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần. - Ví dụ: Một chiếc giường đơn, một ngọn đèn hoa kì trên chiếc chõng tre, bộ ấm tích, điếu bát.(Bảo Ninh) |
|
Phân loại |
Xét theo cấu tạo |
- Liệt kê theo từng cặp: là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và,… |
- Liệt kê không theo từng cặp: là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. | ||
Xét theo ý nghĩa |
- Liệt kê tăng tiến: là kiểu liệt kê theo một trình tự quy luật nhất định (Chẳng hạn như liệt kê từ thấp đến cao, gần đến xa, nhỏ tới lớn). |
|
- Liệt kê không tăng tiến: là việc liệt kê các thành phần có mối quan hệ bình đẳng.Khi đảo vị trí các thành phần không ảnh hưởng đến nội dung truyền tải. | ||
Tác dụng |
- Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu. - Nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn. |
XIII. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc | |
Khái niệm |
Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ. - Ví dụ: Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn. |
Dấu hiệu nhận biết |
Phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu được xuất hiện nhiều lần trong một đoạn văn bản. Vị trí của phép lặp thường là ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo tính liên kết giữa các câu trong văn bản. |
Tác dụng |
- Tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. - Tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn. |
XIV. Biện pháp tu từ đối
Biện pháp tu từ đối | |
Khái niệm |
Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và làm tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. - Ví dụ: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay (Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ) |
Đặc điểm |
- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau. - Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ). - Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. |
Phân loại |
- Trường đối: Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn. |
- Tiểu đối:Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. |
|
Tác dụng |
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). - Tạo ra sự hài hoà, cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu cho lời thơ, câu văn. - Nhấn mạnh ý. - Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng. |
XV. Bài tập ôn tập các biện pháp tu từ
Bài 1.
Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó.
a.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương)
b.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận)
Trả lời:
a. - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường
- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả, nhếch nhác; tác phong rệu rạo, biếng nhác của những vị quan hiền tài và sĩ tử tri thức của đất nước trong giai đoạn đó. Từ đó châm biếm tình cảnh đất nước bệ rạc, giả dối ngay trong chính kì thi quan trọng như vậy.
b. - Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô
- Tác dụng: nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, vô định, yếu ớt của kiếp người trong cuộc sống.
Bài 2. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông - Bài ca vỡ đất)
b.[…] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời:
a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b.Thét ra lửa.
=> Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.
Bài 3. Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong câu sau. Cách nói giảm - nói tránh đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.
Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà "về" năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua hai từ "mất - về".
- Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, thương xót, là cách biểu đạt tế nhịn và phù hợp với hoàn cảnh của câu thơ.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 chọn lọc, hay khác:
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11
- Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường lớp 11
- Lỗi về thành phần câu và cách sửa lớp 11
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc lớp 11
- Biện pháp tu từ đối lớp 11
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 11
- Cách giải thích nghĩa của từ lớp 11
- Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo lớp 11
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)