Dấu ngoặc kép lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Dấu ngoặc kép lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.

Dấu ngoặc kép lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Dấu ngoặc kép là gì?

- Khái niệm: Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn là một loại dấu được đặt ở đầu và cuối câu để người đọc hình dung được phần trích dẫn.

- Kí hiệu: “…”

- Thông thường trước dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói nhân vật, người viết cần thêm dấu hai chấm, chỉ trong một số trường hợp khi sử dụng từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt thì không cần tới dấu hai chấm này.

II. Công dụng của dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.

Ví dụ: “Thơ chính là tâm hồn.” – M.Gorki

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời đối thoại.

Ví dụ: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên tác phẩm (cuốn truyện, bài thơ, bài hát,…), tên tài liệu (tạp chí, báo,…).

Quảng cáo

Ví dụ: Bài thơ “Quạt cho bà ngủ” là một bài thơ hay.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt:

Ví dụ: Mai “hoa hậu” của lớp lúc nào cũng điệu đà, xinh xắn.

III. Lưu ý khi sử dụng dấu ngoặc kép

- Trước dấu ngoặc kép phải có dấu hai chấm, việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và khi bạn muốn trích dẫn lời của người khác vào văn bản của mình, thì dấu hai chấm là điều bắt buộc phải có cũng như phải đặt trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.

IV. Bài tập về dấu ngoặc kép

Bài 1. Hãy đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:

a. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

Quảng cáo

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ đã xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Trả lời:

a. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

b. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là “trường thọ” mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ đã xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Bài 2. Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.

Quảng cáo

Trả lời:

Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.

Bài 3. Hãy cho biết dấu ngoặc kép trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?

Mẹ ơi những người sống trên mây đang gọi con:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Trả lời:

- Dấu ngoặc kép trong đoạn thơ dùng để dẫn lời nói trực tiếp.

Bài 4. Hãy đặt một câu có sử sụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời:

- Nam nói rằng: “Tôi thích học Toán.” (Dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp.)

Bài 5. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện, bài văn hoặc bài thơ đã học. Trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

Bài thơ “Cau” của Đặng Hấn là một tác phẩm thơ rất thú vị và giàu ý nghĩa. Qua những hình ảnh miêu tả cây cau bằng các hình ảnh tả thực và nhân hóa sống động, hấp dẫn, nhà thơ đã ví cây cau như một con người với các phẩm chất tốt đẹp. Từ đó, truyền tải bài học về cách sống trung thực, chan hòa, giàu tình yêu thương, san sẻ với mọi người. Chính bài học ý nghĩa, gần gũi ấy đã khiến em đặc biệt yêu thích và ấn tượng với bài thơ “Cau”.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học