Mở rộng vốn từ Dũng cảm lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Mở rộng vốn từ Dũng cảm lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.
Mở rộng vốn từ Dũng cảm lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Dũng cảm là gì?
- Định nghĩa:
+ “Dũng cảm” là có đủ dũng khí, dám đối mặt với khó khăn, thử thách hoặc nguy hiểm mà không sợ hãi.
+ Dũng cảm không chỉ thể hiện trong những tình huống lớn mà còn trong những hành động nhỏ, quyết đoán và kiên cường.
- Ví dụ: Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, sự cương trực và ý chí vượt khó phi thường.
II. Những từ đồng nghĩa với “dũng cảm”
+ Can đảm: Có lòng dũng cảm, không sợ hãi.
+ Gan dạ: Dám làm những việc nguy hiểm, đối mặt với nguy hiểm mà không sợ hãi.
+ Gan góc: Lòng dũng cảm, kiên trì không bỏ cuộc dù gặp khó khăn.
+ Can trường: Kiên cường, mạnh mẽ khi đối diện với thử thách.
+ Anh dũng: Dũng cảm, thể hiện sự quả cảm, xả thân vì lý tưởng cao đẹp.
+ Quả cảm: Lòng dũng cảm, can đảm trong những tình huống khó khăn.
+ Anh hùng: Người có hành động dũng cảm, thể hiện tính cách quả cảm, bảo vệ chính nghĩa.
III. Những từ trái nghĩa với “dũng cảm”
+ Nhút nhát: Sợ hãi, không dám đối mặt với thử thách.
+ Hèn nhát: Thiếu dũng khí, dễ dàng bỏ cuộc hoặc tránh né khó khăn.
+ Nhát gan: Cảm thấy sợ hãi, thiếu tự tin khi đối diện với thử thách.
+ Yếu hèn: Thiếu sức mạnh tinh thần, không đủ sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh.
IV. Thành ngữ và tục ngữ liên quan đến dũng cảm
+ “Ba chìm bảy nổi”: Miêu tả sự trải qua khó khăn, thử thách liên tục trong cuộc sống, nhưng vẫn kiên cường vươn lên.
+ “Vào sinh ra tử”: Miêu tả những hành động đầy dũng cảm, sẵn sàng xông pha vào những tình huống nguy hiểm, hiểm nguy.
+ “Gan vàng dạ sắt: Chỉ sự kiên cường, lòng dũng cảm vững vàng, không sợ sệt trước mọi khó khăn”.
V. Bài tập về mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Bài 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:
Can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận
Anh Kim Đồng là một ......... rất ............. Tuy không chiến đấu ở ............, nhưng nhiều khi đi liên lạc anh cũng gặp những giây phút hết sức .............. Anh đã hi sinh nhưng ............. sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
Trả lời:
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
Bài 2. Chọn từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
Gan góc, gan dạ, gan lì, bạo gan
a) Anh ấy rất ............ hỏi thế nào cũng không nói.
b) Cậu ta thật .............. không biết sợ hiểm nguy.
c) Chiến sĩ ta ................ chống chọi lại với kẻ thù.
d) Cậu ............. thật đấy, dám tranh luận với sếp của mình.
Trả lời:
a) Anh ấy rất gan lì hỏi thế nào cũng không nói.
b) Cậu ta thật gan dạ không biết sợ hiểm nguy.
c) Chiến sĩ ta gan góc chống chọi lại với kẻ thù.
d) Cậu bạo gan thật đấy, dám tranh luận với sếp của mình.
Bài 3. Gạch chân dưới những từ gần nghĩa với từ “dũng cảm”
gan dạ, tha thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, thân thiết, gan góc, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.
Trả lời:
gan dạ, tha thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, thân thiết, gan góc, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.
Bài 4. Đặt 02 câu với thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
Trả lời:
- Các chiến sĩ biên phòng đã không ngại vào sinh ra tử để bảo vệ Tổ quốc.
- Ba chú bé trong câu chuyện “Những chú bé không chết” đều dũng cảm, gan vàng dạ sắt.
Bài 5. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm.
Trả lời:
Vị thiếu niên dũng cảm mà em rất ngưỡng mộ là Kim Đồng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
- Mở rộng vốn từ Du lịch lớp 4
- Mở rộng vốn từ Kết nối lớp 4
- Mở rộng vốn từ Sách và thư viện lớp 4
- Mở rộng vốn từ Ý chí lớp 4
- Mở rộng vốn từ Sáng chế, phát minh lớp 4
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)