Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.
Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Từ Hán Việt là gì?
- Khái niệm:
+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.
+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).
- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu,…
II. Đặc điểm của từ Hán Việt
- Từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt góp phần làm tăng và mở rộng vốn từ; giúp từ mang thêm nhiều sắc thái, biểu hiện khác nhau.
+ Sắc thái ý nghĩa: mang tính trừu tượng và khái quát hơn.
Ví dụ: Thổ huyết (hộc máu), viêm (loét),...
+ Sắc thái biểu cảm: Thể hiện được cảm xúc tốt hơn.
Ví dụ: băng hà (chết), phu nhân (vợ),...
+ Sắc thái phong cách: Từ Hán Việt khi được sử dụng trong các lĩnh vực như hành chính, chính trị, khoa học, chính luận giúp sắc thái câu văn trang trọng hơn.
Ví dụ: thiên thu (ngàn năm), huynh đệ (anh em),...
III. Từ Hán Việt có mấy loại?
- Phân loại: Từ Hán Việt được chia làm 3 loại:
+ Từ Hán Việt cổ:
Ví dụ:
Bố trong (bố mẹ), có âm Hán việt cổ chữ “父” và âm Hán Việt là chữ “phụ”.
Cải có âm Hán Việt cổ của chữ “芥” và âm Hán Việt chữ “giới”.
+ Từ Hán Việt:
Từ Hán Việt cổ được bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời nhà Đường.
Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đương thời, tiếng Hán sử dụng trong thời nhà Đường.
Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử,…
+ Từ Hán Việt Việt Hóa:
Từ Hán Việt Việt hóa có quy luật biến đổi âm không giống hoàn toàn với từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ.Ví dụ:
Từ cầu trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiểu”.
Từ góa trong “góa phụ”, âm Hán Việt đọc là “quả”.
Từ cướp được đọc là “kiếp” trong âm Hán Việt.
IV. Nhận diện từ Hán Việt
* Căn cứ mặt ngữ âm
- Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu: Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:
+ Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am, ám,...
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián, giản,...
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ,...
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái, khải, kha, khuyển, khuyết,...
+ Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi, nhĩ, nhị, nghiêm, nghiễm, nghiệm, ngư, ngữ, ngự, liêu, liễu, liệu, vi, vĩ, vị, dung, dũng, dụng.
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán-Việt;
- Căn cứ vào vần:
+ Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.
+ Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.
+ Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt. Cụ thể: tâm, tẩm,…là từ Hán- Việt.
+ Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán-Việt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.
* Căn cứ mặt ngữ pháp
- Các từ ngữ Hán-Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, ví dụ: lục quân, hải phận,...
- Đối với các từ ghép đẳng lập Hán- Việt thường thường ta không thể thay đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như: đơn giản → giản đơn, tranh đấu → đấu tranh.
* Căn cứ mặt ngữ nghĩa
Các từ ngữ Hán-Việt thường cónghĩa khái quát, trừu tượng; có tính mơ hồ về nghĩa.
* Căn cứ mặt phong cách
Các từ ngữ Hán-Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó thường được dùng trong phong cách sách vở.
V. Phân biệt từ Hán Việt và từ thuần Việt
- Giống:
+ Đều là từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Đều có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
- Khác:
+ Từ ghép thuần việt: Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Từ ghép Hán Việt: Yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau
VI. Cách hiểu nghĩa của từ và cách giải nghĩa từ Hán Việt
Một số từ Hán Việt thường gặp nhất và giải nghĩa các từ trên.
* GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH: nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.
PHỤ MẪU: Cha mẹ.
NGHIÊM QUÂN: Cha.
TỪ MẪU: Mẹ.
...
* TỔ – TÔN
TIÊN TỔ: Ông tổ trước (lâu đời).
VIỄN TỔ: Ông tổ xa (lâu đời).
...
* PHU PHỤ (VỢ CHỒNG)
NỘI TỬ: Chồng kêu vợ là Nội tử.
PHU QUÂN: Vợ kêu chồng.
QUẢ PHỤ: Đàn bà goá (chồng chết)
...
* HUYNH ĐỆ (Anh em).
TRƯỞNG HUYNH: Anh cả.
CHƯ HUYNH: Các anh.
QUÝ ĐỆ: Em út.
...
VII. Những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
- Phân biệt từ Hán Việt thuần túy và từ Hán Việt nửa âm:
Từ Hán Việt thuần túy đã được Việt hóa hoàn toàn, do đó cách đọc, viết và nghĩa của từ đã hoàn toàn giống với tiếng Việt. Từ Hán Việt nửa âm vẫn giữ được một số đặc điểm của tiếng Hán, do đó cần lưu ý cách đọc, viết và nghĩa của từ để sử dụng đúng.
Ví dụ:
- Từ "quốc" là từ Hán Việt thuần túy, có cách đọc và viết giống với tiếng Việt.
- Từ "tư" là từ Hán Việt nửa âm, có cách đọc giống với tiếng Hán, cách viết giống với tiếng Việt.
- Sử dụng từ Hán Việt phù hợp với ngữ cảnh:
Sử dụng từ Hán Việt phù hợp với ngữ cảnh để tránh sử dụng sai hoặc gây hiểu nhầm.
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa để tránh hiểu nhầm.
Ví dụ:Từ "hành" có nghĩa là "đi lại" trong từ "hành trình".
- Không dùng từ Hán Việt một cách lạm dụng, gây rối mắt, khó hiểu.
- Không dùng từ Hán Việt sai chính tả.
- Không dùng từ Hán Việt mang tính chất phân biệt đối xử.
VIII. Bài tập về yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt
Bài 1. Tìm các từ Hán Việt có trong các câu sau:
A. Chiều hôm qua, Chủ tịch nước Lào và phu nhân đã đến thăm Việt Nam.
B. Cố đô Huế vẫn giữ nguyên vẹn một vẻ đẹp trầm mặc theo thời gian.
C. Hà Nội ngày nay chính là kinh thành Thăng Long xưa.
D. Ông ấy đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì của dân tộc.
Trả lời:
Các từ Hán Việt:
a. tổng thống, phu nhân
b. cố đô, nguyên vẹn, trầm mặc, thời gian
c. kinh thành, Thăng Long
d. hi sinh, kháng chiến, trường kì, dân tộc.
Bài 2. Tìm các yếu tố để ghép với các yếu tố cho sẵn tạo thành từ ghép Hán Việt: thủy, phi, tồn, hóa, hậu, hữu, thiên.
Trả lời:
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
thủy |
thủy điện, sơn thủy, thủy mặc, thu thủy, thủy chiến, thủy binh,… |
2 |
phi |
phi lí, phi cơ,… |
3 |
tồn |
tồn vong, tồn tại,... |
4 |
hóa |
hóa chất, văn hóa,... |
5 |
hậu |
hậu phương, hậu cần, hậu vận,... |
6 |
hữu |
hữu hạn, hữu ích,... |
7 |
thiên |
thiên nhiên, thiên đô, thiên lí mã, thiên tử, thiên tai,... |
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng lớp 6
- So sánh lớp 6
- Ẩn dụ lớp 6
- Điệp ngữ lớp 6
- Dấu ngoặc kép lớp 6
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)