Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau: Quê hương là con diều biếc

Câu hỏi Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau: Quê hương là con diều biếc trong bài thơ Bài học đầu cho con thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau: Quê hương là con diều biếc

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Nội dung bài thơ Bài học đầu cho con

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON

(Đỗ Trung Quân)

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.

(Đỗ Trung Quân, Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)

* Bài thơ Bài học đầu cho con đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ, được nhà thơ làm đề tặng bé Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Trong tập thơ Cỏ hoa cần gặp (1991), tác giả đã đăng lại nguyên bản như văn bản trên.

* Đỗ Trung Quân sinh năm 1945, quê quán Thành Phố Hồ Chí Minh, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Tác phẩm đã in: Cỏ hoa cần gặp (dẫn theo Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, tr 947); Thơ của ông mộc mạc, giản dị, giọng thơ chân thành, đằm thắm, da diết.

Câu hỏi: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau:

“Quê hương là con diều biếc / Tuổi thơ con thả trên đồng"

Hướng dẫn trả lời:

Quảng cáo

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng để thể hiện tình cảm sâu sắc tình cảm của tác giả đối với quê hương.

- So sánh ngang bằng: Tác giả đã so sánh "quê hương" với "con diều biếc". Hai hình ảnh này có nét tương đồng về sự tự do, bay bổng, mang đen niềm vui và hạnh phúc cho con trẻ. So sánh ngang bằng giúp làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, yên ả của quê hương, nơi mà tuổi thơ được trải nghiệm những khoảnh khắc vô tư, hồn nhiên.

- Tác dụng: Biện pháp so sánh tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao, góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Hình ảnh "con diều biếc" gợi lên khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả, nơi mà tuổi thơ được thả mình vào thiên nhiên, chơi đùa cùng  bạn bè. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với quê hương, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của tuổi thơ.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bài học đầu cho con chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học