Thơ, Thơ trữ tình là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Thơ, Thơ trữ tình là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ, Thơ trữ tình.
Thơ, Thơ trữ tình là gì (chi tiết nhất)
1. Khái niệm thơ/ thơ trữ tình
- Thơ: là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Mô hình này làm nổi bật mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Với hình thức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.
- Thơ trữ tình: là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
2. Đặc điểm của thơ/ thơ trữ tình
- Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.
- Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là những ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.
- Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ
+ Vần thơ: sự cộng hưởng, hoà âm theo quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ. Vần có chức năng liên kết các dòng thơ và góp phần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cĩng như giọng điệu của bài thơ.
+ Nhịp điệu: những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mĩ về thế giới.
+ Nhạc điệu: cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanh điệu bằng trắc,...
+ Đối cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau về cái ý và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản với ý và lời, có thể chia thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi (tương phản).
+ Thi luật: toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hoà thanh, đối, phân bổ số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ,...
+ Thể thơ: sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định của chúng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học.
3. Ví dụ một số tác phẩm thơ/ thơ trữ tình
- Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ,… (Hàn Mặc Tử)
- Tiếng thu,… (Lưu Trọng Lư)
- Tràng Giang,… (Huy Cận)
- Vội vàng, Tương tư chiều,… (Xuân Diệu)
- …
4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ/thơ trữ tình
- Khi đọc hiểu văn bản thơ/thơ trữ tình, các em cần chú ý:
+ Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
+ Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
+ Hiểu được nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,… đặc sắc) mà tác giả dùng trong bài và tác dụng của nó trong việc bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,… của tác giả.
+ Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
+ Ý nghĩa, cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.
5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ/thơ trữ tình.
5.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Thơ là:
A. Sáng tác văn học có vần điệu để diễn tả cảm xúc của con người đối với những hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
B. Sáng tác có vần điệu để phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội.
C. Sáng tác văn học có vần điệu để diễn tả những kinh nghiệm sống.
D. Sáng tác có vần điệu để diễn tả những lát cắt, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời con người và của xã hội.
Đáp án: A
Câu 2: Đặc điểm cấu trúc cơ bản của văn bản thơ:
A. Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt và tự do tuyệt đối.
B. Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt và thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định.
C. Bài thơ được cấu trúc theo trình tự cảm xúc của nhân vật trữ tình.
D. Bài thơ được cấu trúc theo trình tự thời gian và không gian.
Đáp án: B
Câu 3: Thơ có khả năng thể hiện:
A. Cách tính cách, nhân cách khác nhau của con người.
B. Những biến động phức tạp/thăng trầm của đời sống xã hội.
C. Thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học.
D. Những ước mơ về khoa học kỹ thuật của con người.
Đáp án: C
Câu 4. Yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ là:
A. Là phương tiện để nhà thơ kể về cuộc đời mình.
B. Là phương tiện để nhà thơ tái hiện chân thực sinh động cuộc sống.
C. Là phương tiện để nhà thơ ngược dòng trở về với cội nguồn cảm xúc.
D. Là phương tiện để nhà thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc và suy tư của mình.
Đáp án: D
Câu 5: Nhân vật trữ tình là:
A. Người trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ.
B. Người hiện lên rõ nét nhất trong bài thơ.
C. Người thể hiện quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc.
D. Cả a & c.
Đáp án: D
Câu 6: Dòng nào nói lên đặc điểm của tình cảm, cảm xúc trong văn bản thơ?
A. Ngôn từ trong của thơ có hồn, lung linh, dễ thấm vào lòng người đọc.
B. Đối tượng trữ tình, trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ giãi bày tình cảm, cảm xúc, suy tư.
C. Tình cảm trong thơ phong phú, với nhiều cung bậc cảm xúc, mang tới sức sống cho những vần thơ.
D. Phản ánh thế giới tình cảm phức tạp của con người.
Đáp án: C
Câu 7. Đối tượng trữ tình trong thơ là:
A. Đối tượng để nhà thơ giãi bày tình cảm, cảm xúc, suy tư.
B. Nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng sáng tác.
C. Người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ.
D. Cả a & b.
Đáp án: D
Câu 8: Ngôn ngữ thơ có đặc điểm:
A. Tràn đầy cảm xúc.
B. Hàm xúc, giàu hình ảnh nhạc điệu.
C. Thể hiện phong cách người viết.
D. Cầu kỳ, sáng tạo, đậm dấu ấn cá nhân.
Đáp án: B
Câu 9: Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ:
A. Thanh điệu phong phú của tiếng Việt.
B. Nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh.
C. Hiệp vần đa dạng.
D. Âm hưởng của dòng thơ.
Đáp án: B
Câu 10: Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ được hiểu là:
A. Khả năng miêu tả cuộc sống thần kỳ nhất.
B. Hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ.
C. Khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả cuộc sống, thể hiện cảm xúc một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý/ ý tại ngôn ngoại.
D. Cả b & c.
Đáp án: B
5.2. Tự luận
Bài tập 1. Đọc đoạn trích:
[...]
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi
Chàng lộ vẻ kho quê nội,
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội,
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời
Và ta lớn tình yêu hoà bể rộng
Cơn mưa nhỏ của quê hương ta đã sống
Nay vỗ lòng ta rung động cả trăm sông,
Ôi cơn mưa quê hương
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi
tàu lá,thầm thì rào rạt vang xa...
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối
Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoá mưa giông
Nghe như tiếng của cha ông dựng nước
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa,
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa...
(Trích Nhớ mưa quê hương, Lê Anh Xuân, Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác đồng tìm thành phẩm mới, 1970, tr. 379 – 380)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Nêu những hình ảnh khơi gợi những trò chơi tuổi trẻ xuất hiện trong kí ức
cơn mưa quê hương của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Em hiểu nội dung của các dòng thơ sau như thế nào?
Cơn mưa nhỏ của quê hương ta đã sốn
Nay vỗ lòng ta rung động cả trăm sông
Câu 4. Niệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoa mưa giông
Nghe như tiếng của cha ông dựng nước,
Truyền con cháu phải ngâng cao mà bước
Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả trong hai dòng thơ Nghe như lời cây cỏ gió mưa/ Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa, em này rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Đáp án:
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Những hình ảnh khơi gợi những trò chơi tuổi trẻ xuất hiện trong kí ức cơn mưa quê hương của nhân vật trữ tình: những tàu chuối bẹ dừa; những mảnh chòi nhỏ bé; những vết chân thơ ấu; mấy tấm mo cau.
Câu 3. Nội dung của các dòng thơ:
- Cơn mưa quê hương mang theo bao kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình đã chảy xuống dòng sông quê nội, rồi sông đổ ra biển khơi, mang kỉ niệm trang trải khắp muôn phương.
- Dù đang công tác, chiến đấu xa quê hương nhưng những kỉ niệm tuổi thơ cùng cơn mưa quê hương vẫn làm rung động trái tim nhân vật trữ tình.
- Bộc lộ sự gắn bó của nhân vật trữ tình với quê hương – nơi gắn với những cơn mưa đã tắm mát suốt tuổi thơ nhân vật trữ tình.
Câu 4.
- Biện pháp tu từ so sánh: So sánh tiếng mưa quê hương dữ dội khi phong ba - với — tiếng của cha ông dựng nước.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự dữ dội của những cơn mưa giông quê hương giống như sự
của sức mạnh dân tộc bao đời.
+ Thể hiện những liên tưởng độc đáo cùng niềm tự hào, tình yêu đất nước cao cả, thiêng liêng của tác giả.
+ Làm cho lời thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc, tăng hiệu quả biểu đạt.
Câu 5.
- Suy ngẫm của tác giả trong hai dòng thơ: Lời cây cỏ gió mưa hòa vào bản hùng ca lịch sử oai hùng của đất nước.
- Rút ra một bài học về lẽ sống phù hợp. Có thể theo hướng: Cần tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc; cần noi gương, tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước để bảo vệ Tổ quốc; phải phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của quê hương, dân tộc, luôn ngẩng cao đầu mà bước;...
Bài tập 2. Đọc văn bản:
BÀN GIAO
Rồi ông sẽ bàn giao cho cháu
Bàn giao gió heo may
Bàn giao góc phố
Có mùi ngô nướng bay
Ông sẽ chẳng bàn giao những tháng ngày vất vả
Sương muối đêm bay lạnh mặt người
Đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc
Ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi
Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi
Cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày
Bàn giao những mặt người đẫm nắng
Đẫm yêu thương trên trái đất này
Ông chỉ bàn giao một chút buồn
Ngậm ngùi một chút, chút cô đơn
Câu thơ vững gót làm người ấy(1)
Ông cũng bàn giao cho cháu luôn.
(Theo Vũ Quần Phương”(2) Văn nghệ quân đội Xuân Giáp Ngọ 2014, tr.86)
Chú thích:
(1) Câu thơ Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người.
(2) Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, quê cha ở Nam Định nhưng ông hầu như sinh sống và gắn bó cả đời với mảnh đất Hà Nội quê mẹ. Ông là một bác sĩ nhưng yêu thích văn chương, ông sáng tác thơ và viết phê bình văn học. Thơ ông giản dị, sâu sắc mà hóm hỉnh, khoa học, suy tưởng mà ăm ắp trữ tình.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong bài thơ, nhân vật người ông sẽ bàn giao cho cháu những thứ gì?
Câu 2. Trích dẫn câu thơ có cụm từ vững gót làm người mà người ông muốn bàn giao cho cháu.
Câu 3. Ở khổ thơ thứ hai, có những thứ mà người ông chẳng bàn giao cho cháu. Theo em, vì sao người ông lại không muốn bàn giao cho cháu những thứ đó?
Câu 4. Hãy chỉ ra và phân tích biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ?
Câu 5. Chúng ta hôm nay đã nhận bàn giao từ thế hệ cha ông đi trước rất nhiều điều quý giá, thiêng liêng. Theo em, chúng ta cần có thái độ gì trước những điều được bàn giao ấy?
Đáp án:
Câu 1. Trong bài thơ Bàn giao, nhân vật người ông bàn giao cho cháu những thứ sau: gió heo may; góc phố có mùi ngô nướng bay; tháng giêng hương bưởi - cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày; những mặt người đẫm nắng - Đẫm yêu thương trên trái đất này; một chút buồn; ngậm ngùi một chút, chút cô đơn; câu thơ vững gót làm người.
Câu 2. Câu thơ có cụm từ vững gót làm người mà người ông muốn bàn giao cho cháu là: Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người.
Câu 3. Người ông chẳng bàn giao cho cháu vì:
- Những thứ đó là những dấu hiệu của sự lam lũ, vất vả: những tháng ngày vất vả; sương muối đêm bay lạnh mặt người; của cuộc sống chiến tranh, loạn lạc, đau thương: đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc; ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi mà thế hệ ông đã phải trải qua, ông không muốn cháu phải hứng chịu những điều ấy.
- Vì ông rất yêu thương cháu, mong cháu và thế hệ của cháu được sống cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc.
Câu 4. - Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ: Bàn giao
- Tác dụng:
+ Tạo liên kết, tạo nhịp điệu, giúp cho cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn,
lôi cuốn.
+ Từ bàn giao được điệp đi điệp lại xuyên suốt bài thơ, từ nhan đề tới từng khổ thơ, đã nhấn mạnh nội dung chủ đề của bài thơ, nhấn mạnh những điều mà người ông muốn và không muốn bàn giao, trao gửi lại cho người cháu.
+ Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương, mong muốn tốt đẹp mà người ông - cũng là thế hệ đi trước dành cho người cháu - thế hệ sau.
Câu 5. Chúng ta cần có thái độ trước những điều được bàn giao ấy là:
- Biết ơn những gì thế hệ cha ông đã để lại cho mình;
- Trân trọng, tự hào về những điều đó;
- Có ý thức gìn giữ, bảo vệ những thứ đã được nhận bàn giao từ thế hệ trước.
- Cần cố gắng phát huy những gì đã được tiếp nhận để tiếp tục bàn giao cho những thế hệ mai sau;
Bài tập 3: Đọc văn bản:
[...]
Thuở con đi đánh giặc với trai làng
Mẹ rờ rẫm lên từng trang sách cũ
Con ở nhà thường đọc dưới đèn khuya
Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất
Dăm hòn bi mấy cái lưỡi câu cùn.,
Chiếc diều rách phủ đầy bồ hóng
Đôi áo sờn để lại lúc con đi
Mẹ giấu kỹ trong chiếc hòm gỗ mộc
Sáng sáng hè mẹ lại đem phơi
Mẹ nhẩm hát những câu ca ru trẻ
Vườn nhà ta hoa bi lại hoe vàng
Thôi mẹ đừng đi nữa mẹ ơi
Ngõ nhà ngắn nhưng lại dài thương nhớ
Mảnh sân vuông mấy phía chúng con đi
Chúng con đi trong màu xanh áo linh
Thương những cánh đồng bão sớm lúa đang non
Thương mẹ lội trong mưa chiều mờ đục
Tiếng ếch kêu mọng nước ao đầm
Giờ con đi trong vùng trời súng nổ
Vẫn còn nghe tiếng mẹ bẻ cành khô
Tiếng mẹ vấp bước chân qua cửa bếp
Tiếng mẹ ho khỏi lá bưởi cay sẽ
[...]
(Trích Mệnh lệnh, Nguyễn Quang Thiều, Những người lính của làng, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.16-17)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau:
Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất
Dăm hòn bi mấy cái lưỡi câu cùn
Chiếc diều rách phủ đầy bồ hóng
Đôi áo sờn để lại lúc con đi
Mẹ giấu kỹ trong chiếc hòm gỗ mộc
Sáng sáng hè mẹ lại đem phơi
Câu 3. Đặc điểm dễ nhận thấy về cách gieo vần trong khổ thơ đầu là gì?
Câu 4. Qua hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ sau, em hiểu như thế nào về tình cảm của người con?
Thuở con đi đánh giặc với trai làng
Mẹ rờ rẫm lên từng trang sách cũ
Con ở nhà thường đọc dưới đèn khuya
Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất con lại
Câu 5. Việc kết lại đoạn thơ bằng âm thanh tiếng mẹ gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 6. Theo em, mệnh lệnh với người lính trong chiến đấu là gì?
Câu 7. Với em, đâu là nguồn động lực có ý nghĩa to lớn nhất? Vì sao?
Đáp án:
Câu 1. Thể thơ: Tự do
Câu 2. Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ: Liệt kê.
Câu 3.
Đặc điểm dễ nhận thấy về cách gieo vần trong khổ thơ đầu là: Không có vần/không quy định bắt buộc về vần.
Câu 4.
- Hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ: Người mẹ hiện ra trong trí tưởng tượng của t người con trai đi đánh giặc xa nhà, anh tưởng tượng mẹ vì thương nhớ con mà sờ lên từng trang sách cũ xưa con vẫn thường đọc, cẩn thận giữ gìn những đồ vật nhỏ bé nhất của con.
- Tình cảm của người con:
+Người lính hiểu rõ tình thương bao la, vô tận mà mẹ dành cho mình khi xa nhà.
+ Anh yêu thương mẹ, nâng niu, trân trọng và biết ơn vô hạn tình cảm thiêng liêng của mẹ,...
Câu 5.
- Đoạn thơ kết lại bằng âm thanh tiếng mẹ: tiếng mẹ bẻ cành khô/Tiếng mẹ vấp bước chân qua cửa bếp/Tiếng mẹ họ khói lá bưởi cay sè
- Việc kết lại đoạn thơ bằng âm thanh tiếng mẹ gợi cho em những suy nghĩ:
+ Âm thanh tiếng mẹ trong đoạn thơ không phải là âm thanh thực mà chỉ là âm thanh trong tưởng tượng của người con xa nhà, thể hiện nỗi nhớ thương da diết khiến hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tim anh;
+ Âm thanh tiếng mẹ gợi về những việc làm thường nhật, gợi về hình ảnh mẹ già đến héo hon vì nhớ thương con, thể hiện nỗi niềm lo lắng, xót xa khiến hình bóng mẹ hiện lên sống động và rõ nét trong tâm trí con; tiền lươn
+ Âm thanh tiếng mẹ là tiếng lòng có sức lay động sâu xa, khiến người đọc xúc động trước tình cảm thiêng liêng mẹ dành cho con và con dành cho mẹ;
+ Âm thanh tiếng mẹ thức tỉnh chúng ta thêm trân quý tình cảm gia đình, quê hương, đất nước,...
Câu 6. Theo em, mệnh lệnh với người lính trong chiến đấu có thể là:
- Những yêu cầu chiến đấu từ cấp trên đưa xuống phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành. Đó là mệnh lệnh của khối óc. the tinh
- Mệnh lệnh trong tim xuất phát từ tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, gia đình, là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao khiến người lính sẵn sàng xả thân, nguyện một lòng dâng hiến,...
Câu 7.
- Với em, nguồn động lực có ý nghĩa to lớn nhất là: Gia đình.
- Bởi lẽ:
+ Gia đình cho ta những tình cảm tha thiết, chân thành, dạy ta biết đối nhân xử thế, hình thành và hoàn thiện nhân cách sống;
+ Gia đình giúp ta thấu hiểu đủ đầy, trọn vẹn về sự hi sinh cao cả không hề toan tính
+ Gia đình cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách để thành công, để hạnh phúc;
+ Gia đình là mái ấm bình yên chở che khi ta gặp giông bão, là chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào, là nơi ta luôn khao khát tìm về,...
Hoặc
- Với em, nguồn động lực có ý nghĩa to lớn nhất là: Đam mê, khát vọng.
- Bởi lẽ:
+ Đam mê, khát vọng là ngọn đèn lí tưởng giúp ta vượt qua mọi trở ngại;
+ Đam mê, khát vọng giúp ta định hình được kế hoạch tương lai, tìm ra hướng đi đúng đắn trong cuộc đời;
+ Đam mê, khát vọng giúp ta phát hiện ra năng lực của chính mình, sống có ý nghĩa,...
Bài tập 4. Đọc văn bản sau:
THÁNG NĂM CỦA BÀ
Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại
Trời thì xanh như không thể biếc hơn
Cháu đội nón đôi chân trần trên đất
Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu
Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước
Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được
Như hạt thóc nảy mầm trổ bông
Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không
Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất
Cháu mong lắm được trở về đi gặt
Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau
(Bình Nguyên Trang, Chị em và chiếc bình pha lê biết,
NXB Hội nhà văn 2003, tr.87-88)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định đối tượng trữ tình của văn bản.
Câu 2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trên cánh đồng bà ngoại vào thời điểm tháng năm.
Câu 3. Chỉ rõ cách gieo vần của tác giả trong đoạn thơ:
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Câu 4. Anh chị hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?:
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Câu 6. Nội dung hai câu thơ Cháu mong lắm được trở về đi gặt/ Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 7. Từ bài thơ Tháng năm của bà, em hãy lí giải vì sao hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người?
Đáp án:
Câu 1. Đối tượng trữ tình: bà ngoại
Câu 2. Những hình ảnh xuất hiện “trên cánh đồng bà ngoại” vào thời điểm tháng năm: Đàn chim ngói về ăn hạt; Trời thì xanh; Cháu dội nón đôi chân trần trên đất; Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn
Câu 3.
Cách gieo vần trong những dòng thơ: Gieo vần chân au: máu, sáu, nhau; Gieo vần lưng ưa: tửa, mưa
Câu 4. Nội dung của hai câu thơ:
- Nhấn mạnh những vất vả, cơ cực, nhọc nhằn của người bà trong quá trình chăm sóc cây lúa từ lúc gieo trồng đến lúc trổ bông chín vàng.
- Thể hiện tình yêu thương bà sâu đậm; sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương; biết ơn và trân trọng của người cháu đối với bà.
Câu 5. Biện pháp tư từ so sánh: mồ hôi xuống như mưa, lưng bà còng như lưng lúa trĩu.
Tác dụng:
- Làm rõ nỗi vất vả, khổ cực của bà trong cuộc sống, sự đánh đổi sức khoẻ, tuổi tác của bà để có được một vụ mùa bội thu.
- Từ đó tác giả bộc lộ niềm thương cảm cũng như thái độ trân trọng, biết ơn dành cho người bà đáng kính của mình.
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 6.
- Nội dung hai câu thơ: thể hiện niềm mong ước của cháu được trở về bên bà, được đỡ đần bà làm lụng và được giữ gìn cho hạt giống mùa sau.
- Suy nghĩ:
+ Nhận ra vai trò quan trọng của bà và những người thân yêu ruột thịt, nhận ra giá trị của gia đình, của yêu thương chia sẻ giúp đỡ với những người mình yêu quý; biết ơn, nhận ra trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và trao truyện những tình cảm tốt đẹp ấy đến thế hệ tương lai.
Câu 7.
- Bài thơ là nỗi nhớ về một thời tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn bên bà ngoại cùng ước mong được trở về để đỡ đàn bà của người cháu.
- Hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người bởi:
+ Bà là người thay mẹ chăm sóc, nuôi nấng, yêu thương chúng ta khi còn thơ bé.
+ Bà là người tảo tần, lam lũ, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha. Bà đã đánh thức niềm yêu thương, lòng biết ơn trong tâm hồn chúng ta ngay từ thời thơ ấu. Những tình cảm đó hằn sâu trong kí ức mỗi chúng ta và bất biến theo thời gian.
+ Bà còn là hiện thân cho quê hương, cho nguồn cội. Vì thế, bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của chúng ta.
Câu 5: Đọc văn bản:
BÀI CA ĐÊM VƯỢT LỘ
Ngồi lại đây trước lúc vượt qua đường
Trong ánh chiều một ngày hè sắp tắt
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua
Hãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta
Với xao xác bầy chim bay về tổ
Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ
Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hương
Ngồi lại đây trên cỏ ướt hơi sương
Giọt nắng cuối cùng lung linh hình nốt nhạc
Nhìn môi bạn gọi thầm lên tiếng hát
Một giọng trầm giao cảm dọc hàng quân
Đêm râm ran tiếng bọn địch rất gần
Vòng tay mở ôm choàng vai bè bạn
Giọt mồ hôi cứ se dần thanh thản
Đêm dịu dàng nếp trán tỏa bình yên
Ngồi lại đây trong nỗi nhớ niềm quên
Bao giấc mơ của một thời đánh giặc
Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất
Những bàn chân bật dậy – vượt qua đường
(Anh Ngọc, Sông núi trên vai, Trường ca, NXB Phụ nữ,1995, tr.24-25)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Liệt kê những từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Cách gieo vần chủ yếu trong văn bản là gì?
Câu 3. Chỉ ra sự khác biệt về nhịp thơ giữa 3 câu thơ đầu và câu thơ cuối trong khổ
thơ sau:
Ngồi lại đây trước lúc vượt qua đường
Trong ánh chiều một ngày hè sắp tắt
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua
Câu 4. Tại sao tác giả lại sử dụng song hành 2 cụm từ vượt qua đường và vượt lộ trong bài thơ?
Câu 5. Kết cấu bài thơ giúp em hiểu gì về những cung bậc xúc cảm của người lính trên đường vượt lộ?
Câu 6. Từ giấc mơ của người lính trong 2 câu thơ cuối bài, em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa khao khát cá nhân và lí tưởng cộng đồng?
Câu 7. Theo em, những hành trang cần có để vượt lộ là gì?
Đáp án:
Câu 1. Những từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản: xao xác, lung linh, râm ran, thanh thản, dịu dàng.
Câu 2:
Cách gieo vần chủ yếu trong văn bản là: Vần chân và vần liền.
Câu 3:
Sự khác biệt về nhịp thơ giữa 3 câu thơ đầu và câu thơ cuối trong khổ thơ: 3 câu thơ đầu ngắt nhịp 3/5 -> Nhịp dài. Câu thơ cuối ngắt nhịp 3/2/3 - Nhịp ngắn
Câu 4: Tác giả sử dụng song hành 2 cụm từ vượt qua đường và vượt lộ trong bài thơ, vì:
- Cả 2 cụm từ đều mang cùng nét nghĩa: vượt qua đường để chỉ cuộc hành quân
của những người lính chiến.
- Tuy nhiên:
+ Từ Hán Việt vượt lộ gợi sự trang trọng và giúp người đọc hình dung cuộc hành quân của những người lính như một hành trình hào hùng, thiêng liêng.
+ Vượt qua đường gợi về một cuộc hành quân gần gũi, có lẽ trong mát người lính nó giản đơn như một chuyến vượt qua đường. Nhờ đó, người đọc thấy được chất lính hồn nhiên nhưng cũng đầy bản lĩnh,...
Câu 5.
- Kết cấu bài thơ: Bài thơ có kết cấu 5 khổ và nương theo những tâm tư, xúc cảm của nhân vật trữ tình.
- Kết cấu bài thơ giúp em hiểu những cung bậc xúc cảm của người lính trên đường vượt lộ:
+ Trước cuộc hành quân, người lính hồi hộp nhưng vẫn động viên nhau yên lòng, họ hiểu rõ mình lên đường vì bóng giặc vẫn còn, vì đất nước thân yêu;
+ Trên đường hành quân, người lính vẫn tha thiết hướng về quê hương yêu dấu;
+ Trong gian khổ người lính vẫn tràn đầy tình yêu đời với những khúc ca tha thiết;
+ Giữa sự ác liệt của chiến tranh người lính vẫn hạnh phúc trong tình đồng đội;
+ Tâm hồn người lính đẹp đẽ, tinh tế, phong phú nhưng cũng đầy mạnh mẽ, quyết tâm; vừa hào hùng vừa hào hoa,...
Câu 6.
- Giấc mơ của người lính trong 2 câu thơ cuối: Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất/Những bàn chân bật dậy - vượt qua đường. Người lính mang trong mình giấc mơ vượt lộ thành công, cũng là mong nhanh chóng chiến thắng kẻ thù để đất nước được hòa bình, tự do. tích các
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa khao khát cá nhân và lí tưởng cộng đồng:
+ Mỗi cá nhân là một thành viên trong cộng đồng nên mỗi khao khát cá nhân phải có sự thống nhất với lí tưởng cộng đồng.
+ Chỉ khi nào những khao khát không chỉ thỏa mãn cá nhân mà còn đem lại những giá trị tích cực cho cộng đồng thì những khao khát ấy mới có giá trị, mới đáng trân trọng.
+ Những khao khát của nhiều cá nhân hợp lại sẽ trở thành sức mạnh tạo nên hào quang cho lí tưởng cộng đồng,...
Câu 7.
- Vượt lộ: Vượt qua những khó khăn, thử thách, trắc trở
- Những hành trang cần có để vượt lộ:
+ Là tâm thế bình thản, tư thế sẵn sàng đón nhận và đối mặt trước khó khăn, thử thách bằng thái độ tích cực;
+ Là tinh thần quyết đoán, tự tin, không nao núng, không đầu hàng trước bất cứ hoàn cảnh nào; udn
+ Là cái nhìn sáng suốt để thấy cơ hội trong khó khăn, tìm ra phương hướng để giải quyết, biến nguy thành cơ,...
Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là gì?
- Thơ lục bát là gì?
- Thơ bốn chữ là gì?
- Thơ năm chữ là gì?
- Thơ sáu chữ là gì?
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)