Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 hay nhất năm 2021
Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 hay nhất năm 2021
Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 12, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 12 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề Tuyên ngôn Độc lập
- Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến
- Ý nghĩa nhan đề Việt Bắc
- Ý nghĩa nhan đề Đất Nước
- Ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu
- Ý nghĩa nhan đề Sóng
- Ý nghĩa nhan đề Đàn ghi ta của Lor-ca
- Ý nghĩa nhan đề Người lái đò Sông Đà
- Ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
- Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu
- Ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình
- Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa
- Ý nghĩa nhan đề Một người Hà Nội
- Ý nghĩa nhan đề Thuốc
- Ý nghĩa nhan đề Số phận con người
- Ý nghĩa nhan đề Ông già và biển cả
- Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM LỚP 12
Tuyên ngôn Độc lập
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Cũng có nhiều văn bản không có tên là: Tuyên ngôn độc lập, nhưng vẫn mang giá trị của một bản tuyên ngôn.
- Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 29 tháng 8 năm 1845, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của văn kiện: Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Tây Tiến
- Đầu tiên bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó Quang Dũng bỏ chữ nhớ chỉ còn Tây Tiến. Vì theo ông, hai chữ Tây Tiến đã gợi nhớ rồi, tức là tạo được một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho ta có cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến. Mặt khác, hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.
- Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị bộ đội đã hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng thiêng liêng trong gần hai năm (đầu 1947 đến cuối 1948).
- Trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến có thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng, có đồng đội từng chung gian khổ vui buồn, những sinh hoạt thắm tình đồng đội, tình quân dân. Nhan đề còn gợi lên chân dung của người lính Tây Tiến, những người anh hùng với vẻ đẹp hào hùng và rất đỗi hào hoa.
Việt Bắc (trích)
- Việt Bắc là địa danh ở phía bắc miền Bắc Việt Nam, là chiến khu cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc không chỉ khơi gợi niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước mà còn về Trung ương, chính phủ, Bác Hồ, về người cách mạng và nhân dân Việt Bắc đã đoàn kết một lòng để lập nên những chiến công vang dội.
- Là để gợi nhắc những sự kiện, những kỉ niệm của một thời kì kháng chiến gian khổ mà hào hùng, lạc quan cùng những nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân với cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc.
- Hai chữ Việt Bắc như một sự hội tụ khắc sâu tình cảm thuỷ chung son sắc của nhà thơ – người cán bộ kháng chiến đối với quê hương. Đồng thời, đó là lời nhắn nhủ của nhà thơ rằng: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống qúy báu anh hùng bất khuất, ân tình thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)
- Đất nước được trích trong chương V – trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- Nhan đề đoạn trích trong SGK được đặt là Đất nước nhằm nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến: Đất nước.
- Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: Đất nước của nhân dân. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân.
Đọc thêm: Tiếng hát con tàu
- Con tàu là hình ảnh mang tính biểu tượng. Trên thực tế, ta chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Nhưng Chế Lan Viên vẫn nghĩ tới hình tượng một con tàu. Con tàu ở đây tượng trưng cho một cuộc hành trình. Vậy, Tiếng hát con tàu - nhan đề bài thơ - nghĩa là lời ca ngợi cuộc hành trình.
- Cuộc hành trình lên Tây Bắc, cũng là cuộc hành trình về với nhân dân, về với Tổ quốc và về với cội nguồn của cảm hứng thi ca. Cho nên, Tiếng hát con tàu là bài ca về cuộc hành trình với ý nghĩa biểu tượng nhiều nghĩa như trên.
- Tiếng hát con tàu là tiếng hát của một tâm hồn đang phấn chấn, hăm hở với khát vọng lên đường đến những miền đất mới mà thực chất là trở về với nhân dân, đất nước – ngọn nguồn của hồn thơ, của những sáng tạo.
Sóng
-“Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình.
- Sóng và em là em và sóng. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.
- Tác giả mượn hình ảnh sóng để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.
Đàn ghi ta của Lor-ca
- Đàn ghi ta gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Vì vậy, hình ảnh đàn ghi ta ở nhan đề bài thơ tượng trưng cho khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca.
- Nhắc đến Tây Ban Nha xinh đẹp người ta sẽ nghĩ ngay đến loại nhạc cụ truyền thống là đàn ghi-ta hãy còn gọi là Tây Ban cầm. Như vậy, cây đàn mang nghĩa biểu tượng cho nền nghệ thuật của đất nước này.
- Nhan đề như một lời khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: Đàn ghi ta của Lor-ca. Điều đó phần nào cho thấy niềm ngưỡng mộ và tấm lòng đồng cảm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài.
ð Cách đặt nhan đề tạo nên sức hấp dẫn và liên tưởng cho người đọc.
Người lái đò Sông Đà (trích)
- Nhan đề “Người lái đò sông Đà” gợi đến hình ảnh ông lái đò, một người thường xuyên đi lại trên dòng sông. Ông lái đò là một người lao động bình thường, vừa là một nghệ sĩ tài hoa, người có thể chinh phục và thuần hóa dòng sông Đà vốn rất hung dữ. Nhan đề nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của những con người lao động vùng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ.
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (trích)
- Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.
- Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ của người dân làng Thành Chung.
- Lấy tên nhan đề cho bài bút kí dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.
- Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Vợ chồng A Phủ (trích)
- Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với nhau và trở thành Vợ chồng A Phủ, quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng.
Vợ nhặt
- Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Nhặt đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng nhặt vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
- Nhưng vợ lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
- Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Rừng xà nu
- Nhan đề Rừng xà nu vừa mang ý nghĩa hiện thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những đứa con trong gia đình
- Nhan đề tác phẩm không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật Chiến và Việt mà còn gợi nhiều ý nghĩa:
+ Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
+ Họ là những người con đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
Chiếc thuyền ngoài xa
- Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài.
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích,một chân lí của sự toàn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Đọc thêm: Một người Hà Nội
- Thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về chất kinh kì của một con người cụ thể.
- Khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
- Định hướng cho người đọc nắm bắt ngay ý đồ nghệ thuật của tác giả: vừa gợi một biểu tượng về Hà Nội, kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả về con người, tính cách, lối sống Hà Nội trước những biến thiên của lịch sử.
Thuốc
- Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh, chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thũng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
- Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác. Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
ð Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
Số phận con người (trích)
- Nhan đề Số phận con người là nhan đề giàu ý nghĩa và sức gợi. Trước hết nhan đề đã góp phần hé mở về nội dung của tác phẩm, đó là hướng đến số phận bất hạnh của những con người sau khói lửa của cuộc chiến tranh. Nhân vật trong truyện đều được đặt vào những hoàn cảnh mất mát, thương tâm, và để vượt qua những nghịch cảnh ấy đòi hỏi con người phải có đủ nghị lực, tình thương cũng như niềm tin vào cuộc sống.
Ông già và biển cả (trích)
- Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.
- Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
- Nhan đề xây dựng trong nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, có ý – nghĩa tương phản giữa thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong. Chính vì vậy hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Đó là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Nhưng hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người.
ð Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.
Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác:
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 8 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 10 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 năm 2021
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)