Truyện cười là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Truyện cười là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Truyện cười.

Truyện cười là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Khái niệm truyền cười

Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.

2. Đặc điểm của truyền cười

- Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay dốt nát trong cuộc sống.

- Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.

- Truyện cười mang ý nghĩa giải trí và giáo dục.

- Ngoài tiếng cười, nó tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta.

3. Ví dụ một số truyện cười

- Thầy bói xem voi

- Tam đại con gà

Quảng cáo

- Lợn cưới, áo mới

- Đi chợ

- Treo biển

- Mua kính

- Nói dóc gặp nhau

- ….

4. Cách đọc hiểu một văn bản truyện cười

- Khi đọc hiểu văn bản truyện cười, các em cần chú ý:

+ Đó là truyện cười dân gian hay truyện cười hiện đại? Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,…

+ Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,…)?

- Đọc trước truyện Cái kính, tìm hiểu thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin.

- Hãy tìm, ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại).

- Hãy nhớ lại và chuẩn bị kể cho bạn nghe về một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống.

Quảng cáo

5. Một số bài tập liên quan đến thể loại truyện cười

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn một cụm từ sau đây để điền vào dấu ba chấm […] cho hợp lý:

Truyện cười thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, đẩy mẫu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ, [….] làm bật lên tiếng cười.

A. Giải quyết mâu thuẫn.

B. Lật tẩy sự thật.

C. Phê phán.

D. Châm biếm.

Đáp án: B

Câu 2: Chọn một cụm từ sau đây để điền vào dấu ba chấm […] cho hợp lý:

Truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một […] đắc dụng của nhân dân ta.

A. Tiếng cười giải trí.

B. Thứ vũ khí đấu tranh.

C. Tiếng cười phê phán.

D. Tiếng nói châm biếm.

Đáp án: B

Quảng cáo

Câu 3: Nhân vật trong truyện cười thường hiện diện với:

A. Cả số phận.

B. Một cuộc đời.

C. Một chặng đường đời.

D. Một hành động/một thói quen.

Đáp án: D

Câu 4. Dòng nào nói lên các yếu tố có khả năng gây cười trong truyện cười:

A. Ngôi kể, kết cấu, tình huống, ngôn ngữ.

B. Nhân vật, kết cấu, tình huống, ngôn ngữ.

C. Nhan đề, kết cấu, tình huống.

D. Thái độ tác giả, tình huống, ngôn ngữ.

Đáp án: B

Câu 5: Dòng nào không nói lên đặc điểm ngôn ngữ của truyện cười?

A. Ngôn ngữ tạo liên tưởng, đối sánh bất ngờ.

B. Ngôn ngữ chứa các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng.

C. Ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh.

D. Ngôn ngữ chứa lối nói khoa trương phóng đại, chơi chữ…

Đáp án: C

Câu 6: Dòng nào nói lên các sắc thái tiếng cười trong truyện cười?

A. Tiếng cười giải trí, phê phán, châm biếm đả kích, tự trào.

B. Tiếng cười giải trí, phê phán, châm biếm đả kích, bi ai.

C. Tiếng cười soi mói, phê phán, châm biếm đả kích.

D. Tiếng cười phê phán, châm biếm đả kích, tự trào.

Đáp án: A

Câu 7. Điền từ vào dấu ba chấm trong ngoặc vuông sau đây cho hợp lý:

[…]chứa đựng tiếng cười có nội dung phê phán, đả kích mạnh mẽ.

A. Truyện khôi hài.

B. Truyện tiếu lâm.

C. Truyện trào phúng.

D. Truyện tự trào.

Đáp án: C

Câu 8: Dòng nào không nói lên các phương pháp được sử dụng để gây cười:

A. Hoàn cảnh, mâu thuẫn gây cười.

B. Phóng đại, yếu tố ẩn dụ, nhân hóa.

C. Lời thoại, cử chỉ gây cười.

D. Triết lý gây cười.

Đáp án: D

Câu 9: Phần mở đầu của truyện cười thường chứa thông tin nào sau đây?

A. Giới thiệu hoàn cảnh có mâu thuẫn.

B. Giới thiệu về tình huống gây cười, các nhân vật xuất hiện.

C. Phơi bày những cái đáng cười.

D. Giới thiệu lai lịch của nhân vật gây cười.

Đáp án: B

Câu 10: Tác giả thường phơi bày cái đáng cười ở phần nào của câu chuyện?

A. Theo chiều dọc của câu chuyện.

B. Ở phần trung của câu chuyện.

C. Phần kết của câu chuyện.

D. Phần mở đầu của câu chuyện.

Đáp án: C

5.2. Tự luận

Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 

Sao chưa mời tôi ăn

Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn.

Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.

Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:

– Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?

(Theo Trương Chính – Phong Châu, tiếng cười dân gian Việt Nam)

1.
a) Văn bản trên thuộc thể loại nào?

b) Nêu đề tài của văn bản?

c) Xác định bối cảnh của văn bản trên?

2.

a) Trong văn bản nhân vật nào làm bật lên tiếng cười? Thể hiện qua câu nào?

b) Thủ pháp gây cười của văn bản trên là gì?

c) Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong câu chuyện?

Đáp án:

1: 

a) Thể loại: Truyện cười

b) Đề tài: châm biếm

c) Bối cảnh: Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được nên phải đi gặp thầy lang, khong có thời gian, địa điểm cụ thể.

2: 

a) Trong văn bản nhân vật thầy lang làm bật lên tiếng cười. Thể hiện qua câu:" Đã đi được một đồng lù lù thể này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?"

b) Thủ pháp gây cười của văn bản trên: Sử dụng ngôn ngữ gây cười, ngôn từ dễ hiểu lầm. 

c) Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học: Chúng ta không được thất hứa, khi đã hứa với người khác mình phải chắc chắn mình thực hiện được, người ta đã giúp đỡ những lúc mình khó khăn, mình phải biết biết ơn và giữ lời hứa trước đó.

Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng

nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

1. Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại nào?

2. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

3. Hãy cho biết nội dung cười và tình huống gây cười của truyện. 

4. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêy ý nghĩa của câu chuyện.

Đáp án:

1. Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện cười

2. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ ba

3.

- Nội dung cười: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

- Tình huống gây cười: có 2 tình huống gây cười

+ Tình huống 1: Thầy giáo thấy chữ “kê” nhưng không biết chữ gì và dạy học sinh đọc sai.

+ Tình huống 2: Bị phụ huynh lật tẩy.

4. Tam đại con gà là câu chuyện dân gian vô cùng nổi tiếng mà bất kì người nào yêu thích thể loại trào phúng đem lại tiếng cười đều biết. Câu chuyện được tác giả xây dựng dưới góc nhìn sâu sắc, chân thực về cuộc sống tại thời điểm bây giờ, một mặt tập trung vào lột tả những chuyện ngược đời, những thói xấu trong xã hội, mặt khác là từ những vấn đề đó đẩy câu chuyện lên cao trào gây tiếng cười hả hê và đưa người đọc tới chân lí đúng đắn của cuộc sống. Với ý nghĩa sâu xa ở trong câu truyện, tiếng cười của truyện mang một ý nghĩa phê phán, giáo dục. Phê phán những con người đã dốt còn giấu dốt, không chịu vươn mình ra để học tập những điều vốn quý ở bên ngoài mà có bản thân mình vào với vỏ bọc tù túng của bản thân, giáo dục những con người thích khoe khoang, sĩ diện với thiên hạ, giáo dục con người dốt không phải là điều đáng xấu hổ, mà điều đáng xấu hổ ở đây là giấu đi cái dốt của bản thân mình. Câu chuyện cũng là bài học quý giá đối với mỗi chúng ta để có cái nhìn sâu sắc hơn nữa về những thói hư tật xấu tồn tại trong mỗi con người.

Câu 3: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐI CHỢ

Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát, dặn: 

Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về hỏi bà: 

- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

Bà phì cười: 

- Bát nào chưng tương, hát nào đựng mắm mà chẳng được. 

Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, câu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi:

- Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục năm 2000)

1. Truyện "Đi chợ" thuộc thể loại nào?

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đi chợ" là gì?

3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích gì?

5. Xác định đề tài của câu chuyện "Đi chợ” 

6. Đối tượng mà tiếng cười hưởng đến trong truyện là ai?

7. Xác định chức năng của thán từ được sử dụng trong câu sau: “Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?”

8. Xác định hàm ý trong câu sau: "Bát nào dựng thương, bắt nào đụng mắm mà chẳng được." 

9. Xác định chức năng của trợ từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé?”

10. Xác định thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện. 

11. Xác định bối cảnh của câu truyện cười trên.

12. Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười? 

13. Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích gì?

14. "Cậu bé” trong câu chuyện là người như thế nào?

15. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất cho bản thân mà em rút ra được từ văn bản "Đi chợ".

16. Từ văn bản "Đi chợ", em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày hiểu biết của em về tác hại của một thói quen xấu mà tiếng cười đến trong văn bản. 

Đáp án:

1:

Truyện "Đi chợ" thuộc thể loại Truyện cười

2:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đi chợ": Tự sự

3:

Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy ba

4: 

Nội dung được đề cập trong câu chuyện "Đi chợ" nhằm mục đích giải trí, mang tính chất hài hước.

5: 

Đề tài của câu chuyện "Đi chợ" là châm biếm.

6: 

Đối tượng mà tiếng cười hướng đến trong truyện là cậu bé.

7:

Chức năng của thán từ "Bà ơi" trong câu "Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm" là để gọi người khác và truyền đạt thông điệp.

8: 

Hàm ý trong câu "Bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm mà chẳng được" là không quan trọng bát nào đựng tương hay mắm, bát nào cũng đựng được như nhau.

9: 

Trợ từ "nhé" được sử dụng để nhấn mạnh 

10: 

Thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện là sự hiểu sai thông điệp và tạo ra những tình huống hài hước.

11: 

Bối cảnh của câu truyện cười trên là một cậu bé được bà sai đi chợ và gặp những tình huống hài hước trong việc hiểu sai lời bà và áp dụng máy móc.

12: 

Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật hài hước, ví dụ cho một tình huống khi không hiểu lời bà dặn, hành động máy móc.

13: 

Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để mang tính chất giải trí và tạo niềm vui cho người đọc.

14: 

"Cậu bé" trong câu chuyện là một đứa trẻ ngây thơ và hài hước, không hiểu rõ ý nghĩa của lời dặn của bà.

15: 

Bài học ý nghĩa nhất mà em có thể rút ra từ văn bản "Đi chợ" là cần phải lắng nghe và hiểu rõ trước khi đưa ra những hành động hoặc câu hỏi. Đôi khi, sự hiểu sai thông điệp có thể gây ra những hiểu lầm và tình huống hài hước không đáng có. Chúng ta cần chú ý lắng nghe và xác định rõ ý nghĩa trước khi đưa ra những hành động hoặc câu hỏi để tránh những hiểu lầm không đáng có. 

16: Trong văn bản “Đi chợ”, cậu bé đã không lắng nghe, không hiểu rõ lời người bà căn dặn dẫn đến tình huống dở khóc, dở cười. Và trong cuộc sống ngày nay, vẫn còn rất nhiều người mắc căn bệnh không chịu lắng nghe. Đó chính là những con người vô cảm, thờ ơ trước tiếng kêu cứu của cuộc sống. Biết bao chú tê giác đã bị giết, bởi vì vẫn còn những người không chịu nghe và không chịu hiểu rằng sừng tê giác không phải thứ thuốc trị bách bệnh. Vẫn còn những kẻ bảo thủ, độc đoán, không chấp nhận sự sáng tạo và những ý kiến mới mẻ, do vậy dần trở nên tụt hậu.

Câu 4: Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN XIÊNG MIỆNG

(Truyện cười dân gian Lào)

Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.

Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:

- Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?

Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:

- Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?

Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.

Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:

- Xiêng Miệng, ta đố nhà ngươi làm cho ta xuống ao được đấy!

Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai đó:

- Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đó nhà chúa cởi cả ra dể xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ, tôi làm ngay.

Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:

- Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!

Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc vào. Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:

- Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?

Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy đều bò lăn ra cười.

Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo

(truyendangian.com)

1. Truyện Xiêng Miệng kể về những người:

A. Đứa trẻ thông minh

B. Bọn quan lại ngu ngốc

C. Người tài giải đố

D. Tình huống oái oăm

2. Nhân vật nào sau đây là đối tượng gây cười trong truyện Xiêng Miệng?

A. Xiêng Miệng

B. Chúa đất

C. Thầy lý

D. Thầy đồ

3. Sự việc nào sau đây không có trong truyện?

A. Hỏi về con chim

B. Làm cho xuống ao

C. Phạt Xiêng Miệng

D. Chúa ở trần đuổi theo

4. Sự việc nào là trung tâm làm bật lên tiếng cười?

A. Xiêng Miệng nhảy lên bờ

B. Chúa nhảy ùm xuống ao

C. Chúa ở trần đuổi theo

D. Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy

5. “Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói: Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để xuống ao thì khó quá” để làm gì?

A. Thú thực sự bất lực của mình

B. Công nhận chúa thông minh

C. Đánh lạc hướng, đưa chúa vào tròng

D. Hành động câu giờ để chờ thời

6. Việc “Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ” chứng tỏ:

A. Chúa mắc mưu Xiêng Miệng

B. Chúa nhanh hơn Xiêng Miệng

C. Chúa nghĩ ra kế mới

D. Chúa quyết tỉ thí với Xiêng Miệng

7. Dòng nào nói lên phương pháp gây cười trong truyện Xiêng Miệng?

A. Phóng đại sự việc; mâu thuẫn trái với tự nhiên

B. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười

C. Hoàn cảnh gây cười

D. Lời nói gây cười

8. Đối tượng phê phán của truyện Xiêng Miệng là:

A. Kẻ nhà giàu thích được xu nịnh

B. Những kẻ ngu ngốc, háo danh

C. Kẻ keo kiệt, tham lam

D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây

9. Hãy nhận xét về cách kết thúc của truyện? Em tưởng tượng điều gì xảy ra kế tiếp sau kết thúc ấy?

10. Có thể xếp Xiêng Miệng thuộc loại nhân vật thông minh trong truyện dân gian được không? Vì sao?

Đáp án:

1. A

2. B

3. B

4. A

5. D

6. C

7. B

8. A

9.

- Về kết thúc:

+ Khá bất ngờ, dù các chi tiết trước đó không quá gay cấn

+ Cảnh tượng kết thúc vô cùng hài hước, làm bật lên tiếng cười hả hê: người trung tuổi ở trần đuổi theo người trẻ ôm quần áo chạy trước (vừa chạy vừa la)

- Tưởng tượng: Chúa đất vì quá xấu hổ mà không dám ra đường, từ đó ông ta không còn tìm cách buộc tội Xiêng Miệng nữa.

10.

- Có thể xếp Xiêng Miệng thuộc nhân vật thông minh

- Vì nhân vật thông minh – Xiêng Miệng rất láu lỉnh thường nắm giữ thế chủ động trong việc tạo ra những mẹo lừa gài bẫy nhân vật bị chế giễu. Có thể đó là hành động lừa gạt, nói dối khiến đối thủ bẽ mặt hoặc chịu thua (chúa đất trong truyện trên bị dồn vào 2 tình thế bi đát)

Câu 5: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi

HAI KIỂU ÁO

Một ông quan lớn đến hiệu may đặt may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai?

Quan chạm lòng tự ái, cau mày lại:

- Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?

Người thợ may liền đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí, truyền:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính - Phong Châu)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. 

2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào? 

3. Trong câu chuyện, người thợ may hỏi quan lớn điều gì?

4. Theo anh/chị chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì? 

5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? 

6. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên.

Đáp án:

1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

2: Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật: người thợ may và quan lớn. 

3: Trong câu chuyện, người thợ may hỏi quan lớn rằng may chiếc áo cho ai. 

4: chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên. 

5: Câu chuyện phê phán thói xấu đối xử không công bằng với mọi người, có thái độ phân chia theo cấp bậc, sự khinh bỉ những người nghèo khổ.

6: Qua câu chuyện “Hai kiểu áo”, em hiểu thêm về con người trong xã hội bấy giờ. Người dân trong xã hội phong kiến luôn sống trong sự dèm pha, khinh bỉ, cũng như bóc lột của những tên quan lại vô nhân tính. Từ đó bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên là chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người, không vì lợi ích của bản thân mà đối xử bất công, phân biệt đối xử với mọi người.  Câu chuyện phê phán sự đối phân biệt đối xử với những người có vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội. Cũng như lên án sự xa hoa, phung phí của tầng lớp quan lại thời kì phong kiến. 

Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học