Từ ngữ địa phương (Ngôn ngữ của các vùng miền) lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Từ ngữ địa phương (Ngôn ngữ của các vùng miền) lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.

Từ ngữ địa phương (Ngôn ngữ của các vùng miền) lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Ngôn ngữ vùng miền là gì?

- Khái niệm: Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng.

II. Đặc điểm của ngôn ngữ vùng miền

Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về:

- Mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

Ví dụ: Mặc dù cùng viết là “ra” nhưng người ở phần lớn các tỉnh miền Bắc phát âm giống như “da”, còn người miền Trung và miền Nam phát âm là “ra.

- Mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

Ví dụ: bát/ chén, cốc/ li,...

III. Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn học

- Mang lại sắc thái vùng miền, tô đậm chất đặc trưng của nền văn hóa và địa lý của mỗi vùng. Bằng cách sử dụng từ ngữ địa phương, tác giả có thể xây dựng hình ảnh và không gian sống chân thực, gợi lên những cảm xúc và tình cảm đặc biệt của nhân vật hoặc sự kiện trong câu chuyện.

- Diễn đạt và mô tả văn hóa, phong cách sống, cảnh quan và bối cảnh của vùng miền, tạo ra một không khí đậm đà, gần gũi và thân quen cho người đọc, giúp tăng cường sự chân thực và hiểu biết về đời sống và tình huống của nhân vật.

- Tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ trong văn học, phản ánh sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của mỗi vùng miền. Điều này làm cho tác phẩm văn học trở nên phong phú và đặc sắc hơn, thu hút sự quan tâm của đọc giả.

IV. Lưu ý khi sử dụng từ địa phương

- Cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

V. Bài tập về từ ngữ địa phương

Quảng cáo

Bài 1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a. Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. 

b. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết ... 

Trả lời:

- Các từ địa phương trong các câu là:

a. Tía: có nghĩa là bố

b. Má: có nghĩa là mẹ

- Các từ tía, má, trong các ví dụ trên thường được sử dụng ở miền Nam Bộ.

- Tác dụng của các từ địa phương:

+ Từ tía, má thể hiện quan hệ gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng Nam Bộ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.

Bài 2. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Má (Nam Bộ)

Mẹ

Bọ (Nghệ Tĩnh)

Cha

Mô (Nghệ Tĩnh)

Đâu

Cây viết (Nam Bộ)

Cây bút

O (Hà Tĩnh)

Quảng cáo

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên